Bản Loọng Phảng đổi đời nhờ cây cà phê
Trên những nương, vườn trước đây ở bản Loọng Phảng chỉ trồng sắn hoặc ngô, bây giờ đã được thay thế bằng loại cây công nghiệp: Cà phê. Đời sống người dân nhờ đó cũng từng bước phát triển.


Trong chuyến trở lại bản Loọng Phảng lần này, chúng tôi nhận thấy sự thay đổi rõ rệt. Những nương sắn, nương ngô đã được màu xanh bát ngát của cây cà phê phủ kín. Một cuộc sống ấm no hiện hữu trong từng nếp nhà.

Tìm hướng thoát nghèo

Loọng Phảng là bản dân tộc Thái của xã Chiềng Pha (huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La) có 120 hộ, 572 nhân khẩu. Trước đây, bà con chủ yếu canh tác trên diện tích đất nương là ngô, sắn năng suất thấp. Thu hoạch xong đất đai bỏ không, bị mưa lũ rửa trôi lại càng bạc màu. Cuộc sống của người dân đói nghèo theo mãi.

Ông Lò Văn Cươm, trưởng bản Loọng Phảng cho biết: 'Muốn thoát nghèo thì phải chuyển đổi sản xuất. Cơ bản là phải tìm ra giống cây trồng phù hợp, có giá trị kinh tế cao. Thấy nhiều vùng cà phê ở xã khác trong huyện đem lại thu nhập cao tôi thấy đây là một hướng đi mới cho bản. Cái khó nhất là vận động bà con chuyển đổi cơ cấu cây trồng, bởi thời gian cho thu hoạch của cây cà phê ít nhất là 3 năm, đầu tư vào giống và phân bón cũng tốn kém nên bà con chưa thật sự tin tưởng'.

Ông Lò Văn Tưởng (bản Loọng Phảng) là một trong những hộ đi tiên phong trong bản trồng cây cà phê, gia đình ông thuộc diện giàu có trong bản. Bà con thấy ông thành công bèn học tập theo. Nói về quá trình chuyển đổi cây trồng của mình, ông tâm sự: 'Lúc đầu tôi cũng không dám trồng nhiều cà phê, vì lo thiếu lương thực, lo cây cà phê bị sương muối, lại chưa biết cách chăm sóc như thế nào. Nhưng được sự hướng dẫn của cán bộ khuyến nông, Hội Nông dân huyện Thuận Châu quan tâm tuyên truyền nên tôi mạnh dạn thay đổi. Đến giờ, 3ha đất nhà tôi chuyển hết sang trồng cà phê, năm thu hoạch nhiều nhất được 35 tấn, trừ đi chi phí, còn thu được khoảng 200 triệu đồng'.

Cây cà phê đem lai thu nhạp cho người dân

Cây cà phê đem lại thu nhập cao cho người dân

Hỗ trợ nông dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng

Để có được sự thành công trong chuyển đổi cơ cây trồng, các cấp lãnh đạo xã, bản đã tích cực tuyên truyền, vận động người dân thay đổi tập quán canh tác, sản xuất. Hội Nông dân phối hợp với Trung tâm khuyến nông huyện mở các lớp huấn luyện kỹ thuật trồng và chăm sóc cà phê. Kiến thức học hỏi được, bà con ghi ra cuốn sổ tay để cuối tháng cả bản tổ chức trao đổi những kinh nghiệm hay trong việc trồng cà phê.

Với cách làm như vậy, giờ đây bản Loọng Phảng nhà nhà đều trồng cà phê. Hiện bản có 45ha cà phê, năng suất trung bình 1,5 tạ/ha. Vụ vừa rồi thu nhập cà phê của cả bản lên tới hàng tỷ đồng. Đời sống bà con dần dần ấm no.

Ông Lò Văn Hoa trước đây là một trong những hộ nghèo của bản, nhà có 7 miệng ăn mà chỉ trông chờ vào mấy nương ngô, sắn. Từ khi chuyển 1ha đất sang trồng cà phê, ông thu nhập hơn 100 triệu đồng/năm. Khi đồng vốn dư giả ông đầu tư thêm nuôi gà thả vườn, đàn gà nhà ông hiện có hơn 200 con, mỗi lần xuất cũng thu về cả chục triệu đồng.

Từ khi chuyển đổi sang trồng cà phê, bà con dân bản ai cũng phấn khởi. Cây cà phê có giá trị kinh tế cao, bán trên thị trường có giá trung bình 9.000 đồng/kg. Chỉ vất vả, khó khăn trong giai đoạn đầu chờ cây cho thu hoạch, trồng cà phê có thể kết hợp với nuôi ong để tận dụng nguồn hoa sẵn có. Không chỉ đem lại giá trị kinh tế, cây cà phê còn phủ xanh đất trống đồi trọc, không còn phải nhìn thấy cảnh từng quả đồi trơ trọi sau mỗi vụ thu hoạch ngô. Phát triển cây cà phê là một hướng đi lâu dài đổi thay đời sống của bà con dân tộc.

Ngọc Mai

Họ tên no image
no image
Tiêu đề no image
Nội dung no image
Mã kiểm tra no image
Video tuyên truyền nông thôn mới
THÔNG TIN TRA CỨU

image advertisement

Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1