-
Nằm trong chuỗi các hoạt động tại Ngày hội Hoa sơn tra, ngày 18/3/2023, UBND xã Ngọc Chiến đã tổ chức Lễ công bố Quyết định công nhận cây di sản Việt Nam xã Ngọc Chiến năm 2023 tại khu vực thờ cây sa mu đại thụ bản Nà Tâu.
-
Tập đoàn cứ điểm Nà Sản - cao nguyên Nà Sản thuộc xã Chiềng Mung, huyện Mai Sơn. Đây là tập đoàn cứ điểm quân sự của thực dân Pháp Tây Bắc.
-
Di tích lịch sử Kỳ đài Thuận Châu thuộc bản Pán, xã Chiềng Ly, huyện Thuận Châu. Nơi đây đánh dấu một sự kiện lịch sử ngày 7/5/1959 Hồ Chủ Tịch cùng với Ban lãnh đạo Đảng và Chính phủ lên thăm Tây Bắc.
-
Di tích lịch sử - văn hóa Văn bia Quế Lâm ngự chế và Đền thờ Vua Lê Thái Tông nằm ở trung tâm thành phố Sơn La, thuộc tổ 3, phường Chiềng Lề, thành phố Sơn La. Nơi đây đã minh chứng cho một thời kỳ lịch sử chinh phạt quân phiến loạn vùng biên cương phía Tây Tổ quốc của Vua Lê Thái Tông và quân sĩ.
-
Nhà tù Sơn La nằm trên đồi Khau Cả thuộc địa phận tổ 9, phường Tô Hiệu, thành phố Sơn La.
-
Bãi đá khắc cổ Khe Hổ thuộc bản Hang Chú, xã Hang Chú, huyện Bắc Yên. Đây là một bãi đá khắc ý tự cổ với những hình hoa văn lạ, đường nét ngoằn nghèo.
-
Di chỉ hang mộ Tạng Mè ở bản Lồi, xã Suối Bàng, huyện Vân Hồ. Hang Tạng Mè là một mái đá lớn, cao khoảng 12m, rộng 17m, sâu 16m, cách bản Nà Lồi khoảng 2,5km về phía đông. Bên trong hang phát hiện có 30 mộ táng làm bằng gỗ đinh thối - một loại gỗ tốt, không mối mọt, chịu được mưa nắng. Theo kết quả phân tích cacbon phóng xạ (C14) thì những mộ này có niên đại di cốt các đây 1.240 +/- 100 năm (thế kỷ XIII).
-
Di chỉ hang Co Noong ở thị trấn Ít Ong, huyện Mường La, nằm ngay sát bờ sông Đà, cách Nhà máy thủy điện Sơn La khoảng 500m, được phát hiện và khai quật năm 1997. Đây là một hang đá rộng, có nhiều ngách với nhiều nhũ đá đẹp.
-
Mái đá bản Mòn ở xã Thôm Mòn, huyện Thuận Châu, cách thành phố Sơn La khoảng 30km về phía tây bắc, được nữ học giả người Pháp - bà M.Colani phát hiện và khai quật vào tháng 5-1927. Bảo tàng tỉnh Sơn La phối hợp với Viện Khảo cổ học Việt Nam khai quật một số điểm vào tháng 10-2004.
-
Cầu Tà Vài, thuộc bản Tà Vài, xã Chiềng Hặc, huyện Yên Châu
là di tích lịch sử nổi tiếng của tỉnh. Trong kháng chiến chống thực dân Pháp
cây cầu không chỉ mang ý nghĩa dân sinh mà còn là di tích lịch sử. Bản Tà Vài
nơi có cây cầu với 46 trận đánh phá ác liệt và phải hứng chịu 1.272 quả bom của
máy bay Mỹ nhằm cắt đứt huyết mạch Quốc lộ 6. Nhưng cây cầu vẫn đứng vững, đảm
bảo giao thông thông suốt.
|