Giải đáp về phương tiện thuỷ nội địa

Câu hỏi số 1. Phương tiện nội địa là gì?

Trả lời: Phương tiện thủy nội địa (sau đây gọi là phương tiện) là tàu, thuyền và các cấu trúc nổi khác, có động cơ hoặc không có động cơ, chuyên hoạt động trên đường thủy nội địa.
Câu hỏi số 2: Phương tiện thô sơ là gì:
Trả lời: Phương tiện thô sơ là phương tiện không có động cơ chỉ di chuyển bằng sức người hoặc sức gió, sức nước.
(Khoản 8 điều 3 Luật Giao thông ĐTNĐ)
Câu hỏi số 3. Phương tiện nhỏ là gì?
Trả lời: Phương tiện nhỏ là phương tiện không có động cơ trọng tải toàn phần dưới 5 tấn,phương tiện có động cơ công suất máy chính dưới 5 mã lực, phương tiện không có động cơ có sức chở đến 12 người.
(Điều 80 luật Giao thông ĐTNĐ)
Câu hỏi số 4: Phương tiện tốc độ cao bao gồm những loại phương tiện nào?
Trả lời: Phương tiện tốc độ cao bao gồm hai loại sau đây:
1. Phương tiện tốc độ cao loại I: Có sức chở trên 12 người hoặc có trọng tải toàn phần 15 tấn và có tốc độ thiết kế từ 30/km/h trở lên;
2. Phương tiện tốc độ cao loại II: Có sức chở đến 12 người hoặc có trọng tải toàn phần đến 15 tấn và có tốc độ thiết kế từ 30/Km/h trở lên.
( Khoản 6, 7 Điều 2 Quy chế thi, cấp, đổi bằng, chứng chỉ chuyên môn của thuyền viên, người lái phương tiện và đảm nhiệm chức danh thuyền viên PT thuỷ nội địa ban hành theo quyết định số 36/2004/QĐ-BGTVT).
Câu hỏi số 5: Thế nào là sức chở người của phương tiện?
Trả lời: Sức chở người của phương tiện là số lượng người tối đa được phép chở trên phương tiện, trừ thuyền viên, người lái phương tiện và trẻ em dưới 1 tuổi.
(Khoản 15 điều 3 Luật Giao thông ĐTNĐ).
Câu hỏi số 6. Trong tải toàn phần của phương tiện là gì?
Trả lời: Trọng tải toàn phần của phương tiện là khối lượng tính bằng tấn của hàng hoá, nhiên liệu, dầu bôi trơn, nước trong khoang két, lương thực, thực phẩm, hành khách và hành lý, thuyền viên và tư trang của họ.
(Khoản 14 Điều 3 Luật Giao thông ĐTNĐ)
Câu hỏi số 7:Loại phương tiện nào phải đăng kiểm thì mới được đăng ký?
Trả lời: Các loại phương tiện phải đăng kiểm thì mới được đăng ký bao gồm: Phương tiện không có động cơ tổng công suất máy chính từ 5 mã lực trở lên hoặc có sức chở từ 5 người trở lên.
(Khoản 1 Điều 26 Luật Giao thông ĐTNĐ)
Câu hỏi số 8. Sau khi đăng kiểm, phương tiện được cấp những loại giấy tờ gì?
Trả lời: Sau khi đăng kiểm, phương tiện được cấp những loại giấy tờ sau:
1. Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện thuỷ nội địa;
2. Số kiểm tra kỹ thuật phương tiện thủy nội địa.
3. Các loại biên bản kiểm tra kỹ thuật.
Ngoài các loại giấy tờ trên đây, tuỳ thuộc vào công dụng hoặc mức độ trang bị của phương tiện còn có:
1. Số kiểm tra bình chịu áp lực;
2. Số kiểm tra thiết bị nâng hàng;
3. Sổ chứng nhận thể tích chiếm nước của phương tiện;
4. Các giấy chứng nhận chất lượng cho vật liêu, các thiết bị, trang bị lắp đặt trên phương tiện.
(Điều 9 Quyết định số 25/2004/QĐ-BGTVT về đăng kiểm phương tiện).
Câu hỏi số 9: Phương tiện không có động cơ trọng tải toàn phần từ 5 tấn đến 15 tấn, phương tiện có động cơ tổng công suất máy chính từ 5 mã lực đến 15 mã lực hoặc có sức chở từ 5 người đến 12 người muốn hoạt động trên đương thuỷ nội địa cần những điều kiện gì?
Trả lời: Phương tiện không có động cơ trọng tải toàn phần từ 5 tấn đến 15 tấn, phương tiện có động cơ tổng công suất máy chính từ 5 mã lực đến 15 mã lực hoặc có sức chở 5 người đến 12 người khi hoạt động trên đường thuỷ nội địa phải bảo đảm những điều kiện sau:
1. Đạt tiêu chuẩn chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường;
2. Có giấy chứng nhận đăng ký phương tiện thủy nội địa, giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường, kẻ hoặc gắn số đăng ký, sơn vạch dấu mớn nước an toàn, số lượng người được phép chở trên phương tiện.
(Khoản 2 Điều 24 Luật Giao thông ĐTNĐ)
Câu hỏi số 10: Phương tiện không có động cơ trọng tải toàn phần từ 5 tấn đến 15 tấn, phương tiện có động cơ tổng công suất máy chính từ 5 mã lực đến 15 mã lực hoặc có sức chở từ 5 người đến 12 người muốn đăng ký cần những giấy tờ gì? Khi không đăng ký thì bị phạt ở mức nào?
Trả lời: Phương tiện không có động cơ trọng tải toàn phần từ 5 tấn đến 15 tấn, phương tiện có động cơ tổng công suất máy chính từ 5 mã lực đến 15 mã lực hoặc có sức chở 5 người đến 12 người, muốn đăng ký cần những giấy tờ sau (đăng ký phương tiện lần đầu):
1. Giấy tờ lưu giữ tại cơ quan đăng ký phương tiện:
a. Đơn đề nghị đăng ký phương tiện thủy nội địa (theo mẫu);
b. Hai ảnh khổ 10 x 15 chụp toàn bộ mạn phải của phương tiện ở trạng thái nổi;
c. Hoá đơn nộp thuế trước bạ theo quy định của pháp luật.
2. Giấy tờ xuất trình:
a. Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của phương tiện, đối với phương tiện của pháp luật, đối với phương tiện thuộc diện đăng kiểm;
b. Giấy phép nhập khẩu phương tiện theo quy định của pháp luật, đối với phương tiện nhập khẩu;
c. Hợp đồng mua bán phương tiện hoặc hợp đồng đóng mới phương tiện, đối với phương tiện thuộc diện đăng kiểm;
d. Giấy tờ chứng minh được phép hoạt động và có trụ sở tại Việt Nam, đối với tổ chức nước ngoài hoặc giấy tờ chứng minh được phép cư trú tại Việt Nam, đối với cá nhân nước ngoài.
(Điều 4 Quyết định số 29/2004/QĐ-BGTVT về đăng ký phương tiện).
- Phương tiện không có động cơ trọng tải toàn phần từ 5 tấn đến 15 tấn, phương tiện có động cơ tổng công suốt chính từ 5 mã lực đến 15 mã lực hoặc có sức chở từ 5 người đến 12 người khi không có giấy chứng nhận đăng ký thì bị phạt tiền từ 100.000đồng đến 300.000đồng.
(Điểm a khoản 3 Điều 13 Nghị định số 09/2005/NĐ-CP quy định xử phạt VPHC trong lĩnh vực giao thông ĐTNĐ).
Câu hỏi số 11: Phương tiện không có động cơ trọng tải toàn phần từ 1 tấn đến dưới 5 tấn hoặc có sức chở từ 5 người đến 12 người phương tiện có động cơ công suất máy chính dưới 5 mã lực hoặc có sức chở dưới 5 người muốnhoạt động trên đường thuỷ nội địa cần những điều kiện gì? Khi không đăng ký, không kẻ vạch dấu mớn nước an toàn bị xử lý phạt như thế nào?
Trả lời: Phương tiện không có động cơ trọng tải toàn phần từ 1 tấn đến dưới 5 tấngười hoặc có sức chở từ 5 người đến 12 người, phương tiện có động cơ công suất máy chính dưới 5 mã lực hoặc có sức chở dưới 5 người khi hoạt động trên đường thuỷ nội địa phải bảo đảm an toàn, sơn vạch dấu mới nước an toàn và có giây chứng nhận đăng ký phương tiện.
(Khoản 3, điều 24 Luật Giao thông ĐTNĐ)
- Phương tiện không có động cơ trọng tải toàn phần từ 1 đến dưới 5 tấn hoặc có sức chở từ 5 người đến 12 người, phương tiện có động cơ công suất máy chính dưới 5 mã lực hoặc có sức chở dưới 5 người khi không đăng ký, không kẻ vạch dấu mớn nước an toàn thì bị phạt tiền từ 50.000đồng đến 100.000 đồng.
(Khoản 2, điều 13 Nghị định số 09/2005/NĐ - CP quy định xử phạt VPHC trong lĩnh vực giao thông ĐTNĐ)
Câu hỏi số 12: Phương tiện thô sơ có trọng tải toàn phần dưới 1 tấn hoặc có sức chở dưới 5 người hoặc bè khi hoạt động trên đường thuỷ nội địa cần những điều kiện gì? Khi không đảm bảo an toàn bị xử phạt như thế nào?
Trả lời: Phương tiện thô sơ có trọng tải toàn phần dưới 1 tấn hoặc có sức chở dưới 5 người hoặc bè, khi hoạt động phải bảo đảm an toàn theo quy định của Uỷ ban nhân nhân dân cấp tỉnh nơi chủ phương tiện đăng ký hộ khẩu thường trú.
(Khoản 4, điều 24 Luật Giao thông ĐTNĐ).
Phương tiện thô sơ có trọng tải toàn phần dưới 1 tấn hoặc có sức chở dưới 5 người hoặc bè không đảm bảo an toàn khi hoạt động trên đường thuỷ nội địa thì bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 20.000đồng đến 50.000đồng.
(Khoản 1, điều 13 Nghị định số 09/2005/NĐ - CP quy định xử phạt VPHC trong lĩnh vực giao thông ĐTNĐ).
Câu hỏi số 13: Khi đi đổi hướng nhau, phương tiện phải tránh và nhường đường như thế nào?
Trả lời: Khi hai phương tiện đi ®èi hướng nhau có nguy cơ va chạm, thuyền trưởng, người lái phương tiện phải giảm tốc độ, tránh và nhường đường theo nguyên tắc sau đây:
a. Phương tiện đi ngược nước phải tránh và nhường đường cho phương tiện đi xuôi nước. Trường hợp nước đứng, phương tiện nào phát tín hiệu xin đường trước thì phương tiện kia phải tránh và nhường đường;
b. Phương tiện thô sơ phải tránh và nhường đường cho phương tiện có động cơ, phương tiện có động cơ công suất nhỏ hơn phải tránh và nhường đường cho phương tiện có động cơ công suất lớn hơn, phương tiện đi một mình phải tránh và nhường đường cho đoàn lai;
c. Mọi phương tiện phải tránh bè và tránh phương tiện có tín hiệu mất chủ động, phương tiện bị nạn, phương tiện đang thực hiện nghiệp vụ trên sông
(Điều 39 Luật Giao thông ĐTNĐ)
Câu hỏi số 14: Khi đi cắt hướng nhau, phương tiện phải tránh và nhường đường như thế nào?
Trả lời: Khi hai phương tiện đi cắt hướng nhau có nguy cơ va chạm, thuyền trưởng, người lái phương tiện phải giảm tốc độ, tránh và nhường đường theo nguyên tắc sau đây:
1. Phương tiện thô sơ phải tránh và nhường đường cho phương tiện có động cơ;
2. Mọi phương tiện phải tránh bè;
3. Phương tiện có động cơ nào nhìn thấy phương tiện có động cơ khác bên mạn phải của mình thì phải tránh và nhường đường cho phương tiện đó.
(Điều 40 Luật Giao thông ĐTNĐ)
Câu hỏi số 15: Việc neo đậu phương tiện trong và ngoài cảng, bến được quy định như thế nào?
Trả lời:
1. Neo đậu phương tiện trong cảng, bến thuỷ nội địa phải đúng nơi quy định, chấp hành nội quy của cảng, bến thuỷ nội địa và phải bố trí người trông coi phương tiện.
Phương tiện neo đậu ở phía bờ, phải để thuyền viên của các phương tiện đậu ở phía ngoài và những người thi hành công vụ đi qua.
2. Trong trường hợp cần neo đậu phương tiện ở ngoài phạm vi cảng, bến thuỷ nội địa để hành khách lên, xuống hoặc xếp, dỡ hàng hoá phải được phép của cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền về giao thông đường thuỷ nội địa, Phương tiện khác chỉ được cập mạn để đón, trả hành khách, chuyển tải hàng hoá khi phương tiện này đã neo đậu xong.
3. Trước khi rời cảng, bến thuỷ nội địa hoặc vị trí neo đậu, phương tiện phải phát âm hiệu, nếu thấy bảo đảm an toàn mới được nhổ neo.
4. Phương tiền không được neo đậu ở giữa luồng, khu vực luồng giao nhau, luồng cong gấp, trong hành lang bảo vệ cầu hoặc các công trình khác và những nơi có báo hiệu cấm neo đậu.
(Điều 44 Luật Giao thông ĐTNĐ)
Câu hỏi số 16. Phương tiện không có động cơ trọng tải toàn phần dưới 5 tấn và phương tiện có động cơ công suất máy chính dưới 5 mã lực không bố trí đúng tín hiệu khi tham gia giao thông bị xử phạt như thế nào?
Trả lời: Phương tiện không có động cơ trọng tải toàn phần dưới 5 tấn, phương tiện có động cơ công suất máy chính dưới 5 mã lực không bố trí đúng tín hiệu khi tham gia giao thông sẽ bị xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 20.000đồng đến 50.000đồng.
(Khoản 1 Điều 23, Nghị định số 09/2005/NĐ-CP quy định xử phạt VPHC trong lĩnh vực giao thông ĐTNĐ)
Câu hỏi số 17: Phương tiện có động cơ tổng công suất máy chính từ 5 mã lực đến dưới 50 mã lực; phương tiện không có động cơ trọng tải toàn phần từ 50 tấn trở lên; phương tiện có động cơ công suất máy chính dưới 5 mã lực và phương tiện không có động cơ trọng tải toàn phần dưới 50 tấn khi hoạt động ban đêm phải thắp những loại đèn hiệu nào?
Trả lời:
- Phương tiện có động cơ tổng công suất máy chính từ 5 mã lực đến dưới 50 mã lực khi hoạt động ban đêm, trên cột đèn phải thắp một đèn nửa xanh nửa đỏ ở độ cao ít nhất 2 mét so với mặt nước.
(Khoản 2 Điều 50 Luật Giao thông ĐTNĐ)
- Phương tiện không có động cơ trọng tải toàn phần từ 50 tấn trở lên khi hoạt động ban đêm phải thắp hai đèn mạn, đèn xanh đặt bên phải, đèn đỏ đặt bên trái; thắp một đèn trắng lái.
(Khoản 3 Điều 50 Luật Giao thông ĐTNĐ)
- Phương tiện có động cơ công suất máy chính dưới 5 mã lực và phương tiện không có động cơ trọng tải toàn phần dưới 50 tấn khi hoạt động ban đêm phải thắp một đèn trắng đặt ở độ cao ít nhất 2 mét so với mặt nước.
(Khoản 4 Điều 50 Luật Giao thông ĐTNĐ)
Câu hỏi số 18: Phương tiện hoặc đoàn phương tiện có chiều dài từ 45 mét trở xuống khi neo trên đường thuỷ nội địa phải đặt những tín hiệu gì?
Trả lời: Phương tiện hoặc đoàn phương tiện có chiều dài từ 45 mét trở xuống khi neo trên đường thuỷ nội địa phải đặt những tín hiệu sau:
- Ban đêm: thắp ở phía mũi một đèn trắng đặt cao hơn mặt nước ít nhất 3 mét; tại nơi có báo hiệu chiều rộng luồng bị hạn chế thắp thêm một đèn trắng đặt tại vị trí gần tim luồng nhất của phương tiện; các bè neo ở ngoài cảng, bến thuỷ nội địa thắp một đèn đỏ đặt ở giữa bè và hai đèn trắng đặt ở hai góc bè phía luồng.
(Khoản 1 Điều 56 Luật Giao thông ĐTNĐ)
- Ban ngày: ở phía mũi treo một dấu hiệu gồm hai hình tròn màu đen, đường kính 0,3 mét ghép theo kiểu múi khế.
(Khoản 2 Điều 56 Luật Giao thông ĐTNĐ)
Họ tên no image
no image
Tiêu đề no image
Nội dung no image
Mã kiểm tra no image
Video tuyên truyền nông thôn mới
THÔNG TIN TRA CỨU

image advertisement

Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1