Giải đáp về luật giao thông đường bộ

1. Hỏi: Pháp luật về giao thông đường bộ quy định như thế nào về đánh dấu số lần vi phạm pháp luật trong lĩnh vực giao thông đường bộ của lái xe?

Trả lời:
Theo quy định của Nghị định 152/2005 ngày 15 tháng 12 năm 2005 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ thì:
- Đánh dấu số lần vi phạm pháp luật trong lĩnh vực giao thông đường bộ trên giấy phép lái xe là biện pháp quản lý, theo dõi quá trình vi phạm pháp luật trong lĩnh vực giao thông đường bộ của người điều khiển phương tiện giao thông cơ giới đường bộ; nếu giấy phép lái xe bị đánh dấu 2 lần vi phạm thì phải thi lại Luật Giao thông đường bộ khi đổi giấy phép lái xe; nếu bị đánh dấu 3 lần vi phạm thì giấy phép lái xe hết giá trị sử dụng, người lái xe phải thi lại Luật Giao thông đường bộ và thực hành lái xe để được cấp giấy phép lái xe mới.
- Bộ Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với Bộ Công an ban hành Thông tư liên tịch hướng dẫn về trách nhiệm và quan hệ phối hợp giữa các cơ quan chức năng của hai ngành trong việc theo dõi, quản lý giấy phép lái xe bị đánh dấu số lần vi phạm đối với người điều khiển phương tiện giao thông cơ giới đường bộ.
2. Hỏi: Người điều khiển máy kéo, xe máy chuyên dùng vi phạm quy tắc giao thông đường bộ bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?
Trả lời:
Theo quy định của Nghị định 152/2005 ngày 15 tháng 12 năm 2005 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ thì:
- Phạt tiền từ 40.000 đồng đến 60.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây: Không đi bên phải theo chiều đi của mình; đi không đúng phần đường quy định; Không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của đèn tín hiệu, biển báo hiệu, vạch kẻ đường, trừ các hành vi vi phạm quy định khác; Chuyển hướng không nhường đường cho người đi bộ tại nơi có vạch kẻ đường dành cho người đi bộ qua đường hoặc cho người điều khiển xe thô sơ đang đi trên phần đường dành cho họ; Lùi xe không quan sát hoặc không có tín hiệu báo trước.
- Phạt tiền từ 60.000 đồng đến 100.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây: Quay đầu xe tại nơi cấm quay đầu xe; Không sử dụng đèn chiếu sáng vào ban đêm; Lùi xe ở đường một chiều, ở khu vực cấm dừng, trên phần đường dành cho người đi bộ qua đường, nơi đường bộ giao nhau, nơi đường bộ giao cắt đường sắt, nơi tầm nhìn bị che khuất, nơi cấm quay đầu xe; Tránh xe không đúng quy định; không nhường đường theo quy định tại nơi đường hẹp, đường dốc, nơi có chướng ngại vật; Khi dừng xe, đỗ xe không có tín hiệu báo cho người điều khiển phương tiện khác biết; Dừng xe, đỗ xe trên phần đường xe chạy ở đoạn đường ngoài đô thị nơi có lề đường rộng; dừng xe, đỗ xe không sát mép đường phía bên phải theo chiều đi ở nơi đường có lề đường hẹp hoặc không có lề đường; dừng xe, đỗ xe không đúng vị trí quy định ở những đoạn đường đã có bố trí nơi dừng xe, đỗ xe; Dừng xe, đỗ xe tại các vị trí: bên trái đường một chiều; trên đoạn đường cong và gần đầu dốc nơi tầm nhìn bị che khuất; trên cầu, gầm cầu vượt, song song với một xe khác đang dừng, đỗ; nơi đường giao nhau; tại nơi phần đường có bề rộng chỉ đủ cho một làn xe; trong phạm vi an toàn của đường sắt; che khuất các biển báo hiệu đường bộ; đỗ xe trên dốc không chèn bánh; Rời vị trí lái khi dừng xe; mở cửa xe, để cửa xe mở không bảo đảm an toàn; không đặt báo hiệu cho người điều khiển phương tiện khác biết khi đỗ xe chiếm một phần đường xe chạy; Dừng xe, đỗ xe ở lòng đường đô thị trái quy định; dừng xe, đỗ xe trên đường xe điện; Để xe ở lòng đường, hè phố trái quy định của pháp luật.
- Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây: Không nhường đường hoặc gây cản trở xe ưu tiên; Không chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông hoặc người kiểm soát giao thông; Đi vào đường cấm, khu vực cấm; đi ngược chiều đường của đường một chiều; Không tuân thủ quy tắc, hướng dẫn của người điều khiển giao thông khi qua phà, cầu phao hoặc nơi ùn tắc giao thông; Không giảm tốc độ và nhường đường khi điều khiển xe chạy từ trong ngõ, đường nhánh ra đường chính hoặc ngược lại.
- Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây: Chạy quá tốc độ quy định; Không tuân thủ các quy định về dừng xe, đỗ xe tại nơi đường bộ giao cắt đường sắt.
- Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây: Không thực hiện biện pháp bảo đảm an toàn theo quy định khi xe bị hư hỏng trên đoạn đường bộ giao cắt đường sắt; Chạy xe trong hầm đường bộ không sử dụng đèn chiếu sáng; dừng xe, đỗ xe trong hầm đường bộ không đúng nơi quy định; lùi xe, quay đầu xe trong hầm đường bộ.
- Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây: Sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn quá quy định hoặc sử dụng chất kích thích khác mà pháp luật cấm hoặc không chấp hành yêu cầu kiểm tra nồng độ cồn của người kiểm soát giao thông; Khi xảy ra tai nạn không dừng lại, không giữ nguyên hiện trường, bỏ trốn không đến trình báo với cơ quan có thẩm quyền, không tham gia cấp cứu người bị nạn.
Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung.
3. Hỏi: Pháp luật về giao thông đường bộ quy định như thế nào trách nhiệm của cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm?
Trả lời:
Theo quy định của Nghị định 152/2005/NĐ-CP ngày 15 tháng 12 năm 2005 của Chính phủ quy định về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ thì:
- Cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm các quy định trong lĩnh vực giao thông đường bộ phải tuân thủ quyết định xử phạt của người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
- Cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm các quy định trong lĩnh vực giao thông đường bộ mà có hành vi ngăn cản, chống đối người thi hành công vụ hoặc dùng thủ đoạn gian dối, hối lộ để trốn tránh sự kiểm tra, kiểm soát hoặc xử lý vi phạm của người thi hành công vụ thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm bị xử lý theo quy định của pháp luật.
4. Hỏi: Hành vi để thóc, lúa, rơm, rạ, trên đường bộ; đổ rác ra đường phố không đúng nơi quy định; họp chợ, bầy bán hàng trên đường bộ bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?
Trả lời:
Theo quy định của Nghị định 152/2005/NĐ-CP ngày 15 tháng 12 năm 2005 của Chính phủ quy định về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ thì:
Phạt tiền từ 30.000 đồng đến 50.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
- Để thóc, lúa, rơm, rạ, nông, lâm, hải sản trên đường bộ;
- Đổ rác ra đường phố không đúng nơi quy định;
- Họp chợ, bầy bán hàng trên đường bộ.
Ngoài việc bị phạt tiền, người có hành vi vi phạm còn bị còn buộc phải thu dọn vật liệu, đồ vật chiếm dụng mặt đường.
5. Hỏi: Hành vi để vật liệu, phế thải, vật chướng ngại trên đường bộ; để vật che khuất biển báo, đèn tín hiệu giao thông bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?
Theo quy định của Nghị định 152/2005/NĐ-CP ngày 15 tháng 12 năm 2005 của Chính phủ quy định về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ thì:
Phạt tiền từ 50.000 đồng đến 100.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
- Để vật liệu, phế thải, vật chướng ngại trên đường bộ;
- Để vật che khuất biển báo, đèn tín hiệu giao thông;
- Xây, đặt bục bệ trái phép trên hè phố hoặc lòng đường;
- Chiếm dụng hè phố, lòng đường để đặt biển hiệu, buôn bán vặt, sửa chữa xe đạp, mô tô, xe gắn máy, làm mái che, các hoạt động dịch vụ khác gây cản trở giao thông hoặc làm mất mỹ quan đường phố.
Ngoài việc bị phạt tiền, người có hành vi vi phạm còn bị còn buộc phải tháo dỡ công trình trái phép, thu dọn vật liệu, đồ vật chiếm dụng mặt đường.
Họ tên no image
no image
Tiêu đề no image
Nội dung no image
Mã kiểm tra no image
Video tuyên truyền
THÔNG TIN TRA CỨU

image advertisement

Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1