Giải đáp về bảo vệ công trình giao thông đường thuỷ nội địa

Câu hỏi số 1. Kết cấu hạ tầng giao thông đường thuỷ nội địa bao gồm những công trình gì?

Trả lời: Kết cấu hạ tầng giao thông đường thuỷ nội địa bao gồm: đường thuỷ nội địa, cảng bến thuỷ nội địa; kè, đập giao thông và các công trình phụ trợ khác.
(Điều 9 Luật giao thông ĐTNĐ)
Câu hỏi số 2. Thế nào là luồng chạy tầu, thuyền?
Trả lời: Luồng chạy tàu thuyền là vùng nước được giới hạn bằng hệ thống báo hiệu đường thuỷ nội địa để phương tiện đi lại thông suốt, an toàn.
(Khoản 2 điều 3 luật giao thông ĐTNĐ)
Câu hỏi số 3. Phạm vi bảo vệ luồng được quy định như thế nào?
Trả lời: Phạm vi bảo vệ luồng được quy định như sau:
1. Phạm vi bảo vệ luồng bao gồm luồng hành lanh bảo vệ luồng và khoảng không, phần đất liên quan đến an toàn của luồng và an toàn giao thông vận tải đường thuỷ nội địa.
2. Mọi vật chướng ngaị trong phạm vi bảo vệ luồng phải được thanh thải hoặc xử lý theo quy định của pháp luật.
(Điều 15 luật giao thông ĐTNĐ)
Câu hỏi số 4. Thế nào là hành lang bảo vệ luồng?
Trả lời: Hành lang bảo vệ luồng là phần giới hạn của vùng nước hoặc dải dất dọc hai bên luồng để lắp đặt báo hiệu, bảo vệ luồng và bảo đảm an toàn giao thông.
(Khoản 5 điều 3 luật giao thông ĐTNĐ)
Câu hỏi số 5. Khi luồng chạy tàu thuyền không sát bờ thì phạm vi hành lang bảo vệ luồng được quy định như thế nào?
Trả lời: Trường hợp luồng không sát bờ, phạm vi hành lang bảo vệ luồng tối đa không quá 25m, tối thiểu không dưới 10m kể từ mép luồng trở ra mỗi phía bờ.
(Khoản 1 điều 3 Nghị định 21/2005/ NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của luật giao thông ĐTNĐ)
Câu hỏi số 6. Trong phạm vi hành lang bảo vệ luồng, hoạt động thuỷ sản và các hoạt động khác phải đáp ứng yêu cầu gì?
Trả lời: Trong phạm vi hành lang bảo vệ luồng, hoạt động thuỷ sản và các hoạt động khác không được làm che khuất báo hiệu, ảnh hưởng đến tầm nhìn của người trực tiếp điều khiển phương tiện và phải theo hướng dẫn của đơn vị quản lý đường thủy nội địa
(Khoản 1 điều 16 luật giao thông ĐTNĐ)
Câu hỏi số 7. Trường hợp hành lang luồng thay đổi thì tổ chức, cá nhân liên quan phải làm việc gì
Trả lời: Khi hành lang luồng thay đổi, đơn vị quản lý đường thuỷ nội địa phải thông báo yêu cầu tổ chức, cá nhân có hoạt động thuỷ sản hoặc các hoạt động khác phải di chuyển, thu hẹp hoặc thanh thải vật chướng ngại do họ gây ra trên luồng mới.
(Khoản 1 điều 16 luật giao thông ĐTNĐ)
Câu hỏi số 8. Phạm vi bảo vệ kè giao thông được quy định như thế nào?
Trả lời: Phạm vi bảo vệ kè giao thông được quy định như sau:
a. Đối với kè ốp bờ được tính từ đầu kè và từ cuối kè trở về hai phía thượng lưu và hạ lưu, mỗi phía 50m, từ đỉnh kè trở vào phía bờ tối thiểu 10m, từ chân kè trở ra phía luồng 20m.
b. Đối với kè mỏ hàn, bao gồm cụm kè, kè đơn được tính từ kè về hai phía thượng lưu và hạ lưu, mỗi phía 50m; từ gốc kè trở vào phía bờ 50m; từ chân kè trở ra phía luồng 20m.
(Khoản 1 điều 17 luật giao thông ĐTNĐ)
Câu hỏi số 9. Phạm vi bảo vệ đập giao thông được quy định như thế nào?
Trả lời: Phạm vi bảo vệ đập giao thông được tính từ hai đầu đập theo trục dọc về mỗi phía 50m, từ chân đập phía thượng lưu trở về phía thượng lưu từ chân đập phía hạ lưu trở về phía hạ lưu, mỗi phía 100m.
(Khoản 2 điều 17 luật giao thông ĐTNĐ)
Câu hỏi số 10. Các hành vi cấm trong hành lang bảo vệ luồng quy định như thế nào?
Trả lời: Trong phạm vi hành lang bảo vệ luồng không được xây dựng nhà, các công trình khác, khai thác khoáng sản trái phép.
(khoản 2 điều 16 luật giao thông ĐTNĐ)
Câu hỏi số 11. Phạm vi bảo vệ đối với báo hiệu đường thuỷ nội địa, trụ neo, cọc neo, mốc thuỷ chí, mốc đo đạc được quy định như thế nào? các hoạt động bị cấm trong phạm vi bảo vệ các công trình này?
Trả lời: Đối với báo hiệu đường thuỷ nội địa, trụ neo, cọc neo, mốc thuỷ chí, mốc đo đạc, phạm vi bảo vệ là 5m, kể từ điểm ngoài cùng trở ra mỗi phía của trụ neo, cọc neo, mốc thuỷ chí, mốc đo đạc.
- Các hoạt động bị cấm trong phạm vi bảo vệ các công trình trên như sau:
+ Neo buộc phương tiện, súc vật vào phao, cột báo hiệu, mốc thuỷ chí, mốc đo đạc
+ Làm hư hỏng, tự ý di chuyển hoặc làm giảm hiệu lực của báo hiệu.
+ Thải chất độc hại ảnh hưởng đến độ bền và tuổi thọ của công trình.
(khoản 2 và khoản 3 điều 18 luật giao thông ĐTNĐ)
Câu hỏi số 12. Phạm vi bảo vệ cảng, bến thuỷ nội địa, âu tàu, công trình đưa phương tiện qua đập, thác quy định như thế nào?
Trả lời: Đối với cảng, bến thuỷ nôi địa, âu tàu, công trình đưa phương tiện qua đập, thác, phạm vi bảo vệ bao gồm vùng đất, vùng nước theo Quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
(Khoản 1 điều 18 luật giao thông ĐTNĐ)
Câu hỏi số 13. Báo hiệu đường thuỷ nội địa là gì?
Trả lời: Báo hiệu đường thủy nội địa bao gồm phao, báo hiệu, đèn hiệu và thiết bị phụ trợ khác nhằm hướng dẫn giao thông cho phương tiện hoạt động trên đường thủy nội địa.
(khoản 1 điều 12 Luật Giao thông ĐTNĐ)
Câu hỏi số 14. Luật giao thông đường thủy nội địa quy định trách nhiệm của người gây ra chướng ngại vật trên luồng, hành lang bảo vệ luồng như thế nào?
Trả lời: Tổ chức, cá nhân gây ra vật chướng ngại có trách nhiệm thanh thải vật chướng ngại trong thời hạn do đơn vị quản lý đường thuỷ nội địa quy định; nếu không thực hiện thanh thải trong thời hạn quy định thì đơn vị quản lý đường thuỷ nội địa thực hiện thanh thải vật chướng ngại đó và tổ chức, cá nhân gây ra vật chướng ngại phải chịu mọi chi phí.
(Khoản 2 điều 20 luật giao thông ĐNNĐ)
Câu hỏi số 15. Hành vi đổ rác, rơm rạ xuống đường thuỷ nội địa, vùng nước cảng, bến bị xử phạt như thế nào?
Trả lời: Người có hành vi trên bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 50.000đ đến 100.000đ.
(Khoản 1 điều 7 Nghị định số 09/2005/NĐ-CP quy định xử phạt VPHC trong lĩnh vực giao thông ĐTNĐ)
Câu hỏi số 16. Hành vi xâm hại báo hiệu đường thuỷ nội địa bị xử phạt như thế nào?
Trả lời: Người có hành vi xâm hại báo hiệu đường thuỷ nội địa bị xử phạt như sau:
- Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 50.000đ - 100.000đ đối với hành vi buộc súc vật vào báo hiệu đường thuỷ nội địa.
- Phạt tiền từ 100.000đ - 200.000đ đối với hành vi làm che khuất báo hiệu buộc phương tiện và báo hiệu.
- Phạt tiền từ 1.000.000đ - 3.000.000đ đối với hành vi dịch chuyển báo hiệu hoặc làm mất tác dụng của báo hiệu.
- Ngoài ra còn phải buộc di chuyển súc vật, phương tiện, di dời đồ vật, cây cối che khuất báo hiệu; buộc khôi phục lại trạng thái ban đầu của báo hiệu do hành vi vi phạm gây ra.
(Điều 12 Nghị định số 09/2005/NĐ-CP quy định xử phạt VPHC trong lĩnh vực giao thông ĐTNĐ)
Câu hỏi số 17. Hành vi nào của hoạt động thuỷ sản bị xử phạt và mức phạt tương ứng như thế nào?
Trả lời: Các hành vi vi phạm sau đây của hoạt động thuỷ sản liên quan đến bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường thuỷ nội địa bị xử phạt như sau:
- Phạt tiền từ 100.000đ - 300.000đ đối với một trong các hành vi sau đây:
+ Đánh bắt thuỷ sản lưu động gây cản trở giao thông.
+ Đặt ngư cụ, để phương tiện khai thác, nuôi trồng thuỷ sản trong phạm vi hành lang bảo vệ luồng làm che khuất tầm nhìn của người điều khiển phương tiện hoặc không đúng hướng dẫn của đơn vị quản lý đường thuỷ nội địa.
- Phạt tiền từ 300.000 - 500.000đ đối với hành vi không dỡ bỏ ngư cụ, không di chuyển phương tiện khác, nuôi trồng thuỷ sản sau khi chấm dứt khai thác, nuôi trồng thuỷ sản trong phạm vi hành lang bảo vệ luồng;
- Phạt tiền từ 500.000đ - 1.000.000đ đối với hành vi không di chuyển phương tiện khai thác, nuôi trồng thuỷ sản, thu hẹp ngư cụ theo thông báo của đơn vị quản lý đường thuỷ nội địa;
- Phạt tiền từ 1.000.000đ - 2.000.000đ đối với hành vi đặt cố định ngư cụ, phương tiện khai thác, nuôi trồng thuỷ sản trên luồng.
- Ngoài ra còn buộc phải dỡ bỏ, thu hẹp, di chuyển ngư cụ, phương tiện khai thác, nuôi trồng thuỷ sản.
(Điều 11 Nghị định số 09/2005/NĐ-CP quy định xử phạt VPHC trong lĩnh vực giao thông ĐTNĐ).
Họ tên no image
no image
Tiêu đề no image
Nội dung no image
Mã kiểm tra no image
Video tuyên truyền nông thôn mới
THÔNG TIN TRA CỨU

image advertisement

Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1