Di tích lịch sử - văn hóa đền Hang Miếng
21/02/2022
Đền Hang Miếng thuộc bản Nà Bai, xã Quang Minh, huyện Vân Hồ.
Tương truyền, năm 1931, sau khi dẹp xong giặc Minh ở đèo Cát Hãn (Lai Châu) Lê Lợi cùng đoàn quân sĩ xuôi thuyền dọc sông Đà về kinh đô, nhưng khi đến khúc sông gần Hang Miếng thì trời mưa to, gió lớn không thể đi tiếp. Biết nhà vua và quân sĩ gặp nạn, bà Đinh Thị Vân - người Mường, đã cùng nhân dân địa phương quyên góp lương thảo đến tiếp tế cho nhà vua và quân sĩ. Sau nhiều chuyển vận chuyển thành công, đến chuyến cuối cùng, giông bão nổi lên, thuyền của bà bị đắm ở khúc sông thuộc địa phận Hang Miếng, xác bà trôi dạt vào vùng Thác Bờ (Thung Nai, Đà Bắc, Hòa Bình). Để tưởng nhớ công lao của bà, nhân dân trong vùng đã lập đền thờ bà ở Hang Miếng. Dân gian thường gọi là Đền Chúa Hang Miếng. Đền Hang Miếng được coi là một chi nhánh của đền Thác Bờ ở Thung Nai, Đà Bắc, Hòa Bình. Qua nhiều lần tu sửa, ngôi đền được xây dựng khang trang gồm 3 gian. Tường xây bằng gạch chỉ, mái lợp tôn, được thiết kế vòm cuốn, kiến trúc hình chữ “đinh” truyền thống, gồm: nhà đại bái và nhà hậu cung, phía trước đến gồm 5 cửa (ngũ quan). Đặc biệt, hiện nay đền còn lưu giữ được một quả chuông đồng được đúc vào tháng 2 năm Thành Thái thứ 6 (1895).
Đền Hang Miếng được xếp hạng Di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh vào ngày 8-1-2016.
Nguồn Theo Địa Chí Sơn La xuất bản năm 2020