Đào tạo nghề góp phần giải quyết việc làm cho người nông dân ​
Để hỗ trợ, tạo điều kiện cho người nông dân có tay nghề, kiến thức phù hợp với nhu cầu việc làm, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn. Trong thời gian qua, Hội Nông dân tỉnh Sơn La, đã triển khai nhiều giải pháp, nâng cao chất lượng công tác đào tạo nghề gắn với tạo việc làm, giúp hội viên có việc làm, ổn định cuộc sống.

 

Theo khảo sát hàng năm trên địa bàn toàn tỉnh, nhu cầu việc làm rất lớn, trong đó nông nghiệp chiếm khoảng 80%, còn lại là phi nông nghiệp. Để nâng cao chất lượng công tác đào tạo nghề, Hội Nông dân tỉnh đã chỉ đạo Trung tâm Hỗ trợ nông dân  xây dựng kế hoạch và phối hợp với Hội Nông dân các huyện, thành phố trong tỉnh rà soát nhu cầu học nghề của hội viên để tổ chức các lớp đào tạo nghề phù hợp. Dự kiến năm 2022 Trung tâm sẽ phấn đấu mở 25 lớp tập huấn cho khoảng 1.000 học viên. 

Từ đầu năm đến nay, Trung tâm đã phối hợp với Khoa Nông lâm, Trường Đại học Tây Bắc và Khoa Công nghệ thực phẩm, Học viện Nông nghiệp Việt Nam tổ chức gần 20 lớp đào tạo nghề ngắn hạn về kỹ thuật sơ chế, bảo quản nông sản cho trên 600 học viên, gắn với giới thiệu việc làm sau khi hoàn thành khóa học. Nhờ đó, các hội viên sẽ tích lũy được kinh nghiệm khi có nguyện vọng đi làm việc tại các cơ sở, nhà máy chế biến nông sản trong và ngoài tỉnh; sau thời gian học tập, toàn bộ học viên được Trung tâm giới thiệu làm việc tại Công ty cổ phần Thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao, tại thành phố Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình…

Ông Bạc Cầm Khuyên, Phó Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Sơn La cho biết: “Chúng tôi phối hợp đào tạo liên kết theo đặt hàng của đơn vị đầu ra. Việc đào tạo này là cách làm mới, sẽ hiệu quả hơn trong thời gian tới. Chúng tôi sẽ không đào tạo 1 cách ồ ạt, mà chúng tôi sẽ lựa chọn theo hướng mới, hội viên nông dân được đào tạo ra phải có việc làm, ít nhất không vào được các doanh nghiệp, công ty, thì các hộ sẽ có nghề nghiệp để tham gia vào tổ hợp tác, hợp tác xã để sơ chế, bảo quản nông sản của hộ gia đình. Từ đó tích cực tham gia vào các hợp tác xã, các doanh nghiệp. Chúng tôi cũng sẽ đào tạo theo Nghị quyết 88 để người nông dân vùng cao vùng sâu sản xuất trên vùng đất của mình phải biết khoa học kỹ thuật”.

Hoạt động dạy nghề, tạo việc làm của các cấp Hội Nông dân Sơn La đã giúp hội viên có thêm kinh nghiệm, kiến thức khoa học kỹ thuật áp dụng vào sản xuất, nâng cao tay nghề, phát huy hiệu quả nguồn vốn đầu tư phát triển sản xuất, tăng thu nhập cải thiện đời sống. Góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, góp phần xóa đói, giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới trên địa bàn toàn tỉnh.

Như Thuỷ

Họ tên no image
no image
Tiêu đề no image
Nội dung no image
Mã kiểm tra no image
Video tuyên truyền nông thôn mới
THÔNG TIN TRA CỨU

image advertisement

Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1