Không ngừng đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật trên các phương tiện thông tin đại chúng
Thời gian qua các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh đã phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng duy trì các chuyên trang, chuyên mục tuyên truyền pháp luật với nội dung đa dạng, hình thức truyền tải phong phú.

 

Cổng Thông tin điện tử tỉnh duy trì chuyên mục thông tin phổ biến pháp luật; Báo Sơn La thường xuyên đăng tải các tin bài tuyên truyền các văn bản pháp luật, kết quả công tác phổ biến giáo dục pháp luật (PBGDPL) của các cơ quan, đơn vị, địa phương...; Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh duy trì thường xuyên chuyên trang, chuyên mục như: “Hỏi - đáp pháp luật”, “Trả lời bạn nghe đài, xem truyền hình”, “An ninh Sơn La”, “Chung tay cải cách hành chính” “Giám đốc Sở với cử tri”...; xây dựng các Chương trình phát thanh và truyền hình bằng tiếng dân tộc (dân tộc Mông, Thái); đài Truyền thanh - Truyền hình các huyện, thành phố duy trì thường xuyên chuyên mục "Hỏi - đáp pháp luật", kịp thời tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước đến đông đảo cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và các tầng lớp Nhân dân. Hình thức tuyên truyền, PBGDPL qua hệ thống loa truyền thanh cơ sở được các địa phương sử dụng có hiệu quả. Nhiều tài liệu được biên soạn phát trên hệ thống loa truyền thanh cơ sở, dịch ra tiếng dân tộc thiểu số, tập trung các nội dung được nhân dân quan tâm như: Luật Phòng, chống ma tuý; Quy chế khu vực biên giới quốc gia; Luật Đất đai; Luật Lâm nghiệp; Luật Hôn nhân và Gia đình; Luật Trẻ em; Luật Phòng, chống mua, bán người; Luật Phòng, chống bạo lực gia đình ...

Trên địa bàn tỉnh đã xây dựng, nhân rộng các mô hình điểm, có hiệu quả về PBGDPL trên địa bàn toàn tỉnh như: Mô hình “Lớp học xóa mù chữ” lồng ghép với tuyên truyền PBGDPL do cán bộ bộ đội biên phòng tỉnh trực tiếp lên lớp. Kết quả đến nay đã mở tổng cộng 30 lớp, hiện đã nghiệm thu 14 lớp/365 học viên, đang duy trì 16 lớp/339 học viên, mô hình đang phát huy hiệu quả tốt, giúp Nhân dân các dân tộc ở khu vực biên giới xóa mù chữ; phát triển kinh tế, nâng cao đời sống, vật chất, đồng thời nâng cao nhận thức của Nhân dân về pháp luật.  Mô hình “Tiếng loa Biên phòng - phòng, chống dịch Covid-19” được duy trì từ năm 2020, với hình thức tuyên truyền bằng loa lưu động “đi từng ngõ, gõ từng nhà”, bằng nhiều thứ tiếng dân tộc như Mông, Thái, Kinh; nội dung tuyên truyền về phòng, chống dịch Covid kết hợp với tuyên truyền về đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Đến nay Mô hình có 10 tổ tuyên truyền/10 đồn Biên phòng; phát tuyên truyền trên 2000 giờ… Mô hình Nhóm liên gia tự quản quản lý người nghiện sau cai, người lầm lỗi, người chấp hành xong hình phạt tù tái hòa nhập cộng đồng; “Tạo công ăn việc làm cho người  mới ra tù tái hòa nhập cộng đồng”; phát huy hiệu quả phong trào 3 cùng, 4 bám, 5 cólồng ghép tuyên truyền, PBGDPL cho các đối tượng đặc thù; vận động, tranh thủ được người có uy tín, già làng, trưởng bản tích cực tham gia tuyên truyền, vận động cá biệt hàng nghìn lượt đối tượng đặc thù, góp phần hạn chế vi phạm pháp luật, bảo đảm ANTT trên địa bàn.

Bên cạnh đó còn duy trì và nhân rộng các mô hình pháp luật có hiệu quả thông qua các Câu lạc bộ: "Phụ nữ với pháp luật”, “Phổ biến giáo dục pháp luật”,“Gia đình không có người nghiện ma tuý”,“Không vi phạm pháp luật, “Phòng chống bạo lực gia đình, “Gia đình hạnh phúc”, “An toàn giao thông”; mô hình “Phụ nữ tự tin”, mô hình “5 không, 3 sạch” nhằm góp phần tuyên truyền PBGDPL, nâng cao kiến thức và ý thức chấp hành pháp luật cho cán bộ, hội viên phụ nữ.

Diệp Hương

 

Video tuyên truyền nông thôn mới
THÔNG TIN TRA CỨU

image advertisement

Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1