Sơn La triển khai thực hiện chính sách, pháp luật về ứng phó với biến đổi khí hậu
Thời gian qua, việc triển khai thực hiện chính sách, pháp luật về ứng phó với biến đổi khí hậu luôn được tỉnh Sơn La quan tâm thực hiện.

 

Tỉnh Sơn La nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, mang đặc điểm chung của vùng núi Tây Bắc: mùa đông lạnh khô và mùa hè nóng ẩm, mưa nhiều. Tuy nhiên khí hậu tại một số tiểu vùng ở đây cũng khác nhau. Trong những năm qua, Sơn La thường xuyên chịu ảnh hưởng của lũ, lũ quét và sạt lở đất; cháy rừng, hạn hán, sương muối... Đánh giá diễn biến khí hậu ở Sơn La trong những năm gần đây cho thấy, nhiệt độ trung bình năm tại các khu vực trên địa bàn tỉnh dao động trong khoảng 21-23°c, nhiệt độ trung bình giữa các năm có xu thế tăng. Lượng mưa tại Son La diễn biến bất thường, không theo quy luật của thời tiết nên các trận mưa với cường độ lớn đã xảy ra và khó dự báo trước. Các hiện tượng thời tiết cực đoan diễn ra với tần suất và mức độ ảnh hưởng ngày càng tăng.

Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh đã xây dựng, ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật, chương trình, kế hoạch, đề án về ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2016 -2021. Trên cơ sở các văn bản của chỉ đạo triển khai thực hiện của Tỉnh ủy và UBND tỉnh, các sở, ban, ngành, địa phương đã xây dựng các kế hoạch, chương trình, đề án triển khai thực hiện, đồng thời lồng ghép các nhiệm vụ về ứng phó với biến đổi khí hậu  vào các Nghị quyết và Chương trình hành động của các sở, ban, ngành và địa phương.

Trên địa bàn tỉnh hiện nay đang triển khai một số dự án nhằm giảm phát thải khí nhà kính, chủ yếu trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp. Cụ thể đã xây dựng các chương trình, kế hoạch và các dự án thành phần liên quan đến nhiệm vụ trong lĩnh vực bảo vệ và phát triển rừng như: Bảo tồn nâng cao trữ lượng các-bon và quản lý rừng bền vững tỉnh Sơn La giai đoạn 2017 - 2020, định hướng đến năm 2030; Đề án Phát triển lĩnh vực trồng trọt theo hướng an toàn và bền vững, ứng dụng công nghệ cao giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030; Đề án Phát triển lâm nghiệp bền vững trên địa bàn tỉnh Sơn La đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; Đề án Phát triển công nghiệp sinh học ngành nông nghiệp giai đoạn 2021 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030;…Kết quả của các Chương trình đã góp phần vào công tác quản lý tài nguyên, bảo vệ phát triển rừng, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu , tăng diện tích che phủ rừng, từ đó gia tăng khả năng hấp thụ khí nhà kính.

Trong nhiều năm qua, công tác tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn, vận động, giáo dục nâng cao nhận thức về điều ước quốc tế về ứng phó với biến đổi khí hậu  được tỉnh Sơn La đặc biệt quan tâm chú trọng, tổ chức tuyên truyền đến cán bộ công chức, các tổ chức chính trị xã hội, cộng đồng dân cư trên địa bàn tỉnh bằng nhiều hình thức như: Xây dựng các chuyên mục, phóng sự tuyên truyền, tổ chức các hội nghị, mít tinh hưởng ứng Ngày Môi trường, Ngày Nước thế giới. Bên cạnh đó, lồng ghép vào công tác tuyên truyền pháp luật chuyên môn như: Luật Đất đai 2013, Luật Khoáng sản 2010, Luật Tài nguyên nước, Luật Bảo vệ Môi trường năm 2014, Luật Phòng chống thiên tai và các văn bản dưới luật hướng dẫn thực hiện. Đưa nội dung hoạt động bảo vệ môi trường, cách thức phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn, bảo vệ đa dạng sinh học và ứng phó với biến đổi khí hậu vào chương trình đào tạo ngoại khoá các cấp học phổ thông, chuyên nghiệp. Qua đó góp phần nâng cao nhận thức của cộng đồng, hình thành ý thức chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, sử dụng tiết kiệm tài nguyên và bảo vệ môi trường.

Công tác bảo vệ, phát triển rừng, chi trả dịch vụ môi trường rừng được quan tâm chỉ đạo thực hiện, nâng cao chất lượng rừng, từng bước nâng cao độ che phủ rừng toàn tỉnh. Đẩy mạnh bảo vệ phục hồi, tái sinh rừng tự nhiên, trồng rừng và nâng cao chất lượng rừng. Sau khi Tỉnh ủy ban hành Nghị quyết 10-NQ/TU ngày 30/6/2011 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo vệ và phát triển vốn rừng đến năm 2015, toàn tỉnh đã xây dựng 17 dự án sử dụng vốn Nhà nước để thực hiện nhiệm vụ Bảo vệ và phát triển rừng. Tiếp đó, đã xây dựng thêm 02 dự án đầu tư trồng và phục hồi rừng phòng hộ đầu nguồn lưu vực sông Đà, sông Mã (diện tích rừng trồng được chăm sóc ước thực hiện năm 2021 là 1.800 ha; Kế hoạch năm 2022 đạt 1.470 ha).

Tỉnh đã triển khai lồng ghép nội dung ứng phó với biến đổi khí hậu, kết quả giám sát biến đổi khí hậu vào chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội. Giai đoạn 2016 - 2018, tỉnh Sơn La đã chỉ đạo lập, phê duyệt, rà soát điều chỉnh bổ sung các quy hoạch ngành, sản phẩm ngành nông nghiệp, gồm quy hoạch nước sạch nông thôn, ngành nghề nông thôn, bố trí, sắp xếp ổn định dân cư, thủy lợi, phòng chống bão lũ và giảm nhẹ thiên tai, 3 loại rừng.... Giai đoạn 2019 - 2020 thực hiện bãi bỏ quy hoạch thuộc đối tượng quy định tại điểm d khoản 1 Điều 59 của Luật Quy hoạch và chuẩn bị các nội dung để tích hợp với quy hoạch tỉnh.

Các sở, ngành, địa phương đã triển khai thực hiện đánh giá tác động của biến đổi khí hậu trong xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của UBND tỉnh, như: Tích hợp hoặc lồng ghép biến đổi khí hậu vào quy hoạch phát triển ngành; quy hoạch sử dụng đất để đảm bảo mức độ tối thiểu các rủi ro nhằm mục đích đảm bảo phát triển thích nghi với biến đổi khí hậu và giảm thiểu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và giảm thải khí nhà kính trong quy hoạch sử dụng đất và đầu tư trồng rừng tại các điểm xung yếu, cụ thể: Điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh đến năm 2020; Điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội các huyện, thành phố đến năm 2020; Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội hàng năm; Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 05 năm 2016-2020 và các chương trình, dự án trọng điểm khác của tỉnh.

Như Thuỷ

 

Họ tên no image
no image
Tiêu đề no image
Nội dung no image
Mã kiểm tra no image
Video tuyên truyền nông thôn mới
THÔNG TIN TRA CỨU

image advertisement

Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1