Sơn La Ký sự - Bài 42: Cổ tích
1, Tháp Mường Và: ở Sốp Cộp (huyện mới tách từ huyện Sông Mã, là Tháp của dân tộc Lào).

2, Đền thờ vua Lê Thái Tông (1423-1442) và văn bia Quế lâm ngự chế.

Là vua trẻ anh minh, vua đã 2 lần thân chinh lên Sơn La dẹp loạn phản nghịch. Vào tháng 3 năm canh thân 1440 và 1441 trên vách đá (núi) nhìn xuống cánh đồng Chiềng An có khắc 1 bài thơ chữ Hán 'Quế Lâm Ngự Chế' nhằm khẳng định sự toàn vẹn lãnh thổ và mong thiên hạ thái bình. Trải qua 500 năm chữ khắc vào đá còn rõ nét ở cửa ĐộngLa.

Đền thơ vua Lê Thái Tông mang dáng dấp đền cổ ViệtNam(khởi công 9/2001, khánh thành 22/1/2003) để ghi công đức vua và là nguyện vọng chính đáng của nhân dân Thành phố Sơn La hôm nay ở tổ 2, phường Chiềng Lề.

Theo Đại Việt sử ký toàn thư thì 2 năm 1440 và 1441 vua Lê Thái Tông đi đánh tên phản nghịch Nghiễm ở Châu Thuận Ma, đem quân theo người Ai Lao (Lào) làm phản.

Vua thân chinh điều khiển 6 quân tới trị nó. Thượng Nghiễm kế cùng lực tận, dâng voi xin hàng. Ta thương nó quỳ bò không mang vũ khí, không nỡ chém, bàn tha tội cho nó, rồi đem quân trở về, để lại bài thơ khắc trên vách hang Thẳm báo kế:

Nghĩ đến người xa đêm khổ tâm,

Thổ tù sao lại dám quên thân

Thế gian đã có anh hùng chúa,

Thiên hạ ai tha kẻ nghịch thần…

Đường xá khó khăn đừng cậy hiểm,

Hang cùng đá ấm áp hơi xuân

Yên được dân lành nhơ nhớp hết,

Dân xa được hưởng tấm lòng nhân.

(Năm đầu niên hiệu Đại Bảo)

Canh thân 1440.

Nguyên văn chữ Hán là:

Bộ chẩm lưu tâm niệm viễn chân,

Man tù hà sự tốc vong thân.

Thế gian nhược hữu anh hùng chủ,

Thiên hạ thùy dung phản nghịch thần.

Ồ đạo duyên vân không thị hiềm,

Âm nhai rương noãn kỷ diên xuân.

Cách trừ ô nhiễm an dân thiện

Nhẫn sử hà mạnh ngoại chí nhân.

3, Di tích nhà tù Sơn La trên đồi Khau Cả (Thành phố Sơn La): Pháp xây dựng năm 1908, giai đoạn 1930 - 1945 chúng giam cầm đày ải 1007 lượt chiến sĩ cách mạng Việt Nam với các tên tuổi lớn như các ông Lê Duẩn, Trường Chinh, Lê Đức Thọ, Trần Huy Liệu, Lê Thanh Nghị, Song Hào, Văn Tiến Dũng, Nguyễn Cơ Thạch, Mai Chí Thọ, Trần Quốc Hoàn, Hoàng Tùng, Tô Hiệu.

4, Nghĩa trang liệt sỹ Tô Hiệu và các liệt sỹ hi sinh ở nhà tù Sơn La, ở thân đèo Khau Cả phía quốc lộ 6 lên Thuận Châu (Xem thơ 'Qua thăm gốc ổi' của Trần Huy Liêu).

5, Sân bay Nà Sản: Tháng 10/1952 quân đội ta bao vây tấn công đợt 3 vào Nà sản…đã làm quân Pháp mở ra bài học để Đại tướng Henrie Navare hi vọng sử dụng căn cứ mạnh, có yểm hộ của máy bay và lấy mẫu từ 1 căn cứ ở Miến Điện của quân Anh để xây dựng cứ điểm Điện Biên Phủ 'dụ' tướng Giáp lên quyết chiến…(căn cứ Nà Sản là để ngăn quân ta tiến công quân Pháp ở Lào). Ngày 9 - 8 - 1953 quân Pháp rút khỏi Nà sản bằng không vận sau 1 thời gian cầm cự.

6, Ngã ba Cò Nòi: nơi đây được Tây gọi là 'ngã ba tử địa' chỉ trọng năm ngày từ mùng 1 đến 5/4/1954, máy bay quân Pháp đã dội xuống đây 36 tấn bom để hòng ngăn chặn quân ta… Địa danh Ngã Ba Có Nòi đã đi vào trang sử vàng chói lọi của TNXPVN, nơi có đài tưởng niệm 100 chiến sĩ TNXP hi sinh, tại đây để phục vụ chiến dịch Điện Biên Phủ.

7, Di tích cách mạng Lào ở bản Lao Khô, Xã Phiêng Khoài, huyện Yên Châu.

8, Di tích lịch sử Kỳ Đài Thuận Châu: ở cách trung tâm huyện lỵ Thuận Châu (Chiềng Ly) 1 km về phía tây. Ngày 7-5-1959 kỷ niệm 5 năm ngày chiến thắng Điện Biên Phủ và 4 năm ngày thành lập khu tự trị Thái Mèo, Bác Hồ cùng đoàn Đại biểu chính phủ (Đại tướng Võ Nguyên Giáp, nhà thơ Tố Hữu, Bộ trưởng y tế Phạm Ngọc Thạch) lên thăm đồng bào và chiến sỹ Tây Bắc… đã được tổ chức một cuộc mét ting lớn ở đây (thủ phủ Khu tự trị lúc bấy giờ)

Họ tên no image
no image
Tiêu đề no image
Nội dung no image
Mã kiểm tra no image
Video tuyên truyền nông thôn mới
THÔNG TIN TRA CỨU

image advertisement

Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1