Sử dụng hiệu quả các nguồn lực thực hiện các chương trình mục tiêu trên địa bàn tỉnh
Thực hiện các dự án thuộc Chương trình Mục tiêu quốc gia (MTQG) giảm nghèo, Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới, Chương trình mục tiêu Tái cơ cấu kinh tế nông nghiệp và phòng chống giảm nhẹ thiên tai, ổn định đời sống dân cư,…Những năm qua tỉnh Sơn La được sự quan tâm đầu tư của Đảng và Nhà nước cùng sự nỗ lực của cấp ủy, chính quyền các cấp từ tỉnh đến cơ sở, công tác xóa đói, giảm nghèo của tỉnh tiếp tục thu được nhiều thành quả quan trọng. Nhiều chương trình, dự án, đề án đã và đang được thực hiện nghiêm túc, hiệu quả, góp phần thực hiện thành công kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội do Nghị quyết Đại hội Đảng bộ các cấp đề ra.

Trung tâm tâm huyện Sốp Cộp nhiều đổi thay.

Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới được triển khai sâu rộng trên địa bàn tỉnh, hoàn thành vượt mức mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV đề ra. Đến nay, toàn tỉnh có 49/188 xã đạt chuẩn nông thôn mới, vượt 26 xã so với Kế hoạch Trung ương tại Quyết định số 1865/QĐ-TTg ngày 23/11/2017; 03 xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao; 01 Thành phố Sơn La hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới. Bình quân tiêu chí nông thôn mới toàn tỉnh đạt 13,25 tiêu chí/xã; tăng bình quân 10,39  tiêu chí/xã so với năm 2011; tăng bình quân 1,33 tiêu chí/xã/năm. Toàn tỉnh không có xã dưới 5 tiêu chí.

Diện mạo nông thôn có nhiều đổi mới, chất lượng cuộc sống và sinh hoạt của người dân nông thôn tiếp tục được cải thiện; thu nhập bình quân của người dân nông thôn năm 2020 ước đạt 20 triệu đồng/người/năm, tăng 8,4 triệu đồng/người/năm so với năm 2015; tỷ lệ dân số nông thôn được cung cấp nước sinh hoạt hợp vệ sinh tăng từ 82% năm 2015 lên 95% vào năm 2020. Triển khai thực hiện hiệu quả Đề án “Mỗi xã một sản phẩm” tỉnh Sơn La giai đoạn 2018-2020, tầm nhìn đến năm 2030. Kết quả đã xếp hạng và cấp giấy chứng nhận sản phẩm tham gia Chương trình OCOP cho 09 sản phẩm đạt 4 sao, 19 sản phẩm đạt 3 sao. Phấn đấu năm 2021, hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã nâng cấp 01 sản phẩm 4 sao lên 5 sao, ít nhất 5 sản phẩm từ 3 sao lên 4 sao, phát triển thêm 35 sản phẩm (OCOP) mới đạt 3 sao trở lên; triển khai thực hiện 01 mô hình Làng Văn hóa du lịch “Miền quê đáng sống” của đồng bào dân tộc thiểu số vùng đặc biệt khó khăn tại bản Pa Phách, xã Đông Sang, huyện Mộc Châu; triển khai thực hiện phần mềm hệ thống truy xuất nguồn gốc thực phẩm nông lâm thuỷ sản của tỉnh, hệ thống chấm điểm và bộ nhận diện OCOP cấp tỉnh.

Bằng việc lồng ghép các nguồn vốn hệ thống kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn đã được đầu tư phát triển, cơ cấu đầu tư đảm bảo ưu tiên cho các địa bàn xã, bản đặc biệt khó khăn, xã biên giới, huyện nghèo, vùng tái định cư, đời sống của dân cư nông thôn tiếp tục được nâng cao. Đến năm 2020, trong cơ cấu nền kinh tế khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 25,50%, tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều giảm còn 30,5%, giảm 2,5% so với năm 2019, 95% số hộ dân nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh, có 100% xã có đường ô tô đến trung tâm xã, trong đó 197 xã có đường ô tô đến trung tâm xã được cứng hóa, đạt tỷ lệ 96,57% tổng số xã của tỉnh.

Lê Hồng

Họ tên no image
no image
Tiêu đề no image
Nội dung no image
Mã kiểm tra no image
Video tuyên truyền nông thôn mới
THÔNG TIN TRA CỨU

image advertisement

Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1