Tỉnh Sơn La tập trung thực hiện các tiêu chí trong xây dựng nông thôn mới
(sonla.gov.vn) Sơn La là tỉnh miền núi, kinh tế - xã hội kém phát triển, kết cấu hạ tầng ở nông thôn chưa đồng bộ, còn nhiều khó khăn. Trong các năm qua, tỉnh đã tập trung các nguồn lực thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Hằng năm, từ nguồn vốn các chương trình, dự án được đầu tư trên địa bàn, tỉnh Sơn La đã bố trí vốn đáp ứng yêu cầu xây dựng mới hoặc nâng cấp, sửa chữa các công trình kinh tế - xã hội phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn. 
anh tin bai

Tỉnh Sơn La tập trung các nguồn lực đầu tư phát triển hạ tầng.

Kết quả đánh giá sơ bộ thực hiện một số tiêu chí theo Bộ tiêu chí xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025 của tỉnh như sau: Tiêu chí số 2 - Giao thông đạt 70/188 xã, đạt tỷ lệ 37,23%. Tiêu chí số 3 - Thủy lợi và phòng chống thiên tai đạt 179/188 xã, đạt tỷ lệ 95,21%. Tiêu chí số 4 - Điện đạt 173/188 xã, đạt tỷ lệ 92,02%. Tiêu chí số 5 - Trường học đạt 114/188 xã, đạt tỷ lệ 60,64. Tiêu chí số 6 - Cơ sở vật chất văn hóa đạt 90/188 xã, đạt tỷ lệ 47,87%. Tiêu chí số 7 - Cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn đạt 171/188 xã, đạt tỷ lệ 90,96%. Tiêu chí số 8 - Thông tin và Truyền thông đạt 148/188 xã, đạt tỷ lệ 78,72%.

Toàn tỉnh đã huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội vào công tác giảm nghèo bền vững, nâng cao mức sống và chất lượng sống cho hộ nghèo, hộ cận nghèo; giảm dần khoảng cách chênh lệch về thu nhập, mức sống giữa các khu vực, các địa phương và các nhóm dân cư; từng bước xã hội hóa công tác giảm nghèo và giảm nghèo bền vững trên phạm vi toàn tỉnh. Hỗ trợ có hiệu quả và tạo điều kiện để người nghèo, hộ nghèo ổn định cuộc sống, phát triển sản xuất, có việc làm bền vững, tăng thu nhập, tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản. Bộ mặt nông thôn được cải thiện, đời sống của nhân dân được nâng lên, tỷ lệ hộ nghèo giảm đáng kể tại các xã. Đến nay, toàn tỉnh có 99/188 xã đạt tiêu chí số 9 về Nhà ở dân cư, 74/188 xã đạt tiêu chí số 11 về Nghèo đa chiều.

Tiếp tục phát huy và làm tốt hơn công tác xã hội hoá giáo dục, tăng cường huy động các nguồn lực, đầu tư xây dựng và nâng cấp cơ sở vật chất, thiết bị dạy học cho các cơ sở giáo dục góp phần duy trì và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục - xóa mù chữ. Đến nay có 164/188 xã đạt tiêu chí số 14 về Giáo dục và Đào tạo, 109/188 xã đạt tiêu chí số 15 về Y tế. Nâng cao chất lượng đời sống văn hóa của người dân nông thôn; bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống theo hướng bền vững gắn với phát triển du lịch nông thôn. Duy trì và phát triển trên 3.300 đội văn nghệ quần chúng sinh hoạt tại các nhà văn hóa bản, tiểu khu, tổ dân phố trên địa bàn toàn tỉnh. Đến nay, có 109/188 xã đạt tiêu chí số 16 về Văn hóa. Nâng cao chất lượng môi trường; xây dựng cảnh quan nông thôn sáng - xanh - sạch - đẹp, an toàn; giữ gìn và khôi phục cảnh quan truyền thống của nông thôn.

Đẩy mạnh và nâng cao chất lượng các dịch vụ hành chính công; nâng cao chất lượng hoạt động của chính quyền cơ sở; thúc đẩy quá trình chuyển đổi số trong nông thôn mới, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ số, xây dựng nông thôn mới thông minh; bảo đảm và tăng cường khả năng tiếp cận pháp luật cho người dân; tăng cường giải pháp nhằm đảm bảo bình đẳng giới và phòng chống bạo lực trên cơ sở giới. Đến nay, toàn tỉnh có 137/188 xã đạt tiêu chí số 18 về Hệ thống chính trị và Tiếp cận Pháp luật. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh đã phối hợp với các tổ chức chính trị, đoàn thể tỉnh tổ chức các hoạt động tuyên truyền, phổ biến cơ chế, chính sách, các cách làm hay, mô hình hiệu quả, thành lập các câu lạc bộ “5 không 3 sạch”, các mô hình “nhà sạch, vườn đẹp”, các chương trình “xóa nhà tạm, nhà dột nát”... kịp thời biểu dương các tập thể, cá nhân tiêu biểu trong trong công tác xây dựng nông thôn mới qua các hội nghị, hội thảo, các buổi sinh hoạt chuyên đề, qua các phương tiện thông tin đại chúng, góp phần tạo sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và đồng thuận xã hội chung tay xây dựng nông thôn mới.

Hội Nông dân các cấp đổi mới, nâng cao chất lượng và hiệu quả phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững. Tích cực vận động nông dân tham gia thực hiện các tiêu chí về xây dựng nông thôn mới; vận động, hướng dẫn, hỗ trợ hội viên, nông dân tham gia tích cực cơ cấu lại ngành nông nghiệp và kinh tế nông thôn. Các cấp Hội Phụ nữ trong tỉnh tổ chức thực hiện lồng ghép trong các cuộc vận động, các phong trào thi đua do Trung ương, tỉnh phát động trong đó trọng tâm là Cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch” và Phong trào thi đua “Xây dựng người Phụ nữ Việt Nam thời đại mới” gắn với xây dựng người phụ nữ Sơn La “đoàn kết, nhân ái, thân thiện, sáng tạo, khát vọng vươn lên”. Giữ vững quốc phòng, an ninh và trật tự xã hội nông thôn. Đến nay có 175/188 xã đạt tiêu chí An toàn về an ninh, trật tự xã hội và đảm bảo bình yên. Tăng cường công tác giám sát, đánh giá thực hiện Chương trình; nâng cao năng lực xây dựng nông thôn mới; truyền thông về xây dựng nông thôn mới; thực hiện phong trào thi đua cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới.

Đến nay toàn tỉnh có 65 xã đạt chuẩn nông thôn mới, tăng 16 xã so với năm 2020; 08 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, số tiêu chí nông thôn mới bình quân đạt 12,35 tiêu chí; có 112 xã đạt 10 tiêu chí cơ bản trở lên. Tỉnh triển khai mạnh mẽ Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) nhằm nâng cao giá trị gia tăng, phù hợp với quá trình chuyển đổi số, thích ứng với biến đổi khí hậu; phát triển mạnh ngành nghề nông thôn. Đến nay toàn tỉnh có 151 sản phẩm OCOP, tăng 69 sản phẩm so với năm 2020, trong đó 01 sản phẩm đạt 5 sao; 57 sản phẩm đạt 4 sao và 93 sản phẩm đạt 3 sao.

Lê Hồng

 

Video tuyên truyền nông thôn mới
THÔNG TIN TRA CỨU

image advertisement

Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1