Tỉnh Sơn La phấn đấu đến năm 2025, xây dựng chính quyền điện tử thuộc nhóm khá của các tỉnh miền núi phía Bắc
Thời gian qua, công tác chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh Sơn La luôn được quan tâm triển khai, thực hiện và bước đầu đã có những đóng góp tích cực vào sự phát triển chung của tỉnh. Đến nay việc cung cấp dịch vụ công mức độ 4 phục vụ giải quyết hành chính qua mạng đạt 37,87%, tỷ lệ xử lý hồ sơ điện tử đạt 40% đã tạo tiền đề cho việc xây dựng chính quyền điện tử, hướng tới chính quyền số trên địa bàn.

Tỉnh Sơn La tích cực triển khai thực hiện chuyển đổi số.

Để kịp thời khắc phục những tồn tại, hạn chế và thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ lần thứ XV, nhiệm kỳ 2020 - 2025; Chương trình hành động số 07-CTr/TU ngày 29.6.2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh. Ngày 31/8/2021, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ ban hành Nghị quyết số 17-NQ/TU về chuyển đổi số tỉnh Sơn La giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030. Với mục tiêu đến năm 2025, 100% thủ tục hành chính đủ điều kiện theo quy định của pháp luật được cung cấp dưới hình thức dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 và được cung cấp trên nhiều phương - tiện truy cập khác nhau, duy trì kết nối, chia sẻ thông tin giữa Cổng dịch vụ công tỉnh với Cổng dịch vụ công quốc gia; 100% dịch vụ công trực tuyến được thiết kế, thiết kế lại nhằm tối ưu hóa trải nghiệm người dùng; trên 90% tổng số hồ sơ công việc tại cấp tỉnh; trên 80% tổng số hồ sơ công việc tại cấp huyện và trên 60% tổng số hồ sơ công việc tại cấp xã được tạo lập, xử lý, lưu trữ và chia sẻ dữ liệu hoàn toàn dưới dạng điện tử trên môi trường mạng; Trên 50% các hoạt động kiểm tra của cơ quan quản lý nhà nước được thực hiện thông qua môi trường số và hệ thống thông tin của cơ quan quản lý; Đầu tư xây dựng thí điểm mô hình đô thị thông minh tại Thành phố Sơn La và huyện Mộc Châu… 

Phấn đấu đến năm 2025, xây dựng chính quyền điện tử Sơn La thuộc nhóm khá của các tỉnh miền núi phía Bắc; hình thành các cơ chế, chính sách để có kinh tế số đóng góp quan trọng và GRDP của tỉnh; thúc đẩy quá trình phát triển dịch vụ đô thị thông minh và xã hội số của tỉnh theo hướng bền vững. Đến năm 2030, cơ bản hình thành chính quyền số với hệ thống dịch vụ số; các dịch vụ đô thị thông minh được triển khai, rộng khắp; kinh tế số và xã hội số phát triển nhanh và bền vững.

Lê Hồng

Họ tên no image
no image
Tiêu đề no image
Nội dung no image
Mã kiểm tra no image
Video tuyên truyền nông thôn mới
THÔNG TIN TRA CỨU

image advertisement

Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1