Sơn La chú trọng bảo tồn, phát huy các giá trị di sản văn hóa
(sonla.gov.vn) Những năm qua, công tác khôi phục, bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa được tỉnh quan tâm, chú trọng.
anh tin bai

Sơn La chú trọng bảo tồn, phát huy các giá trị di sản văn hóa.

Đến nay, tỉnh Sơn La có 95 di tích lịch sử văn hóa - danh lam thắng cảnh được phê duyệt đưa vào danh mục, trong đó có 63 di tích đã được các cấp xếp hạng, gồm 02 di tích quốc gia đặc biệt, 16 di tích quốc gia, 45 di tích cấp tỉnh, 32 di tích trong danh mục. Nhiều di tích đang được bảo tồn và khai thác hiệu quả, nổi bật, như: Di tích Quốc gia đặc biệt Nhà tù Sơn La; Di tích Văn bia Quế lâm Ngự chế - Đền thờ Vua Lê Thái Tông; Di tích lịch sử Trung đoàn Tây Tiến; Di tích lịch sử Ngã ba Cò Nòi; Di tích lịch sử khu rừng bản Nhọt... thu hút đông đảo du khách đến tham quan, học tập và nghiên cứu, góp phần vào việc giáo dục truyền thống ý thức phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh trong các tầng lớp Nhân dân. Công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể tiếp tục được quan tâm với nhiều chương trình, dự án cụ thể, những năm qua, tỉnh Sơn La đã kiểm kê và lập 17 hồ sơ khoa học di sản văn hóa phi vật thể của 9 dân tộc như: Thái, Mông, Dao, Mường, Xinh Mun, Khơ Mú, La Ha, Lào, Kháng, theo bảy loại hình, gồm: Tiếng nói, chữ viết; Ngữ văn dân gian; Nghệ thuật trình diễn dân gian; Tập quán xã hội; Nghề thủ công truyền thống; Lễ hội truyền thống; Tri thức dân gian. Đến nay, toàn tỉnh đã có 15 di sản văn hoá phi vật thể được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận và đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia, trong đó có 01 di sản được Unesco ghi danh là di sản văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại (nghệ thuật Xoè Thái); 01 di sản văn hoá phi vật thể đang hoàn thiện hồ sơ đệ trình Unesco ghi danh là di sản văn hoá phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp (Mo Mường). Tổ chức 222 cuộc giáo dục truyền thống tại cơ sở; Xây dựng 02 nội dung chuyên đề giáo dục truyền thống tại cơ sở; Phối hợp với Đài Phát thanh - Truyền hình phát sóng 14 chuyên mục Di sản văn hóa; Tổ chức 11 hoạt động giáo dục trải nghiệm; Bảo quản 17.218 tư liệu, hiện vật tại các điểm Bảo tàng tỉnh quản lý. Trưng bày 19 triển lãm phục vụ nhiệm vụ chính trị. Sưu tầm 915 tư liệu, hiện vật. Kiểm kê 1.500 hiện vật. Tư liệu hóa, số hóa 1.145 hiện vật. Lập hồ sơ khoa học xếp hạng cấp quốc gia 01 di tích; Tu bổ, tôn tạo 01 di tích đã xếp hạng trên địa bàn tỉnh Sơn La.

Để bảo tồn, lưu giữ và phát huy các giá trị văn hóa, ngành Văn hoá, Thể thao và Du lịch cũng thường xuyên quan tâm đến sự phát triển của đội ngũ văn nghệ sĩ, nghệ nhân dân gian. Hiện nay, tỉnh Sơn La có 21 nghệ sỹ được công nhận danh hiệu (trong đó có 01 Nghệ sỹ Nhân dân, 20 Nghệ sỹ Ưu tú) thuộc các chuyên ngành nghệ thuật; Có 36 Nghệ nhân dân gian được công nhận danh hiệu nghệ nhân (trong đó có 02 Nghệ nhân Nhân dân và 34 Nghệ nhân Ưu tú). Các nghệ sỹ và nghệ nhân đã và đang có nhiều cống hiến quan trọng trong công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản, là lực lượng nòng cốt trong việc cùng cộng đồng sáng tạo những giá trị mới về văn hoá trên cơ sở tiếp thu có chọn lọc văn hoá truyền thống của dân tộc mình và văn hoá các dân tộc khác phù hợp để làm giàu cho văn hoá từng dân tộc. Ngoài ra, với vốn hiểu biết phong phú, nhất là về phong tục, tập quán và bản sắc văn hóa dân tộc, các nghệ nhân còn phát huy vai trò quan trọng trong việc gìn giữ, phát huy phong tục truyền thống, bản sắc văn hóa tốt đẹp của dân tộc, đồng thời xóa bỏ các tập tục lạc hậu, mê tín dị đoan; Tích cực động viên con cháu phấn đấu vươn lên trong học tập, từ đó góp phần nâng cao hiểu biết và trình độ dân trí cho đồng bào dân tộc thiểu số.

Tập trung triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia về “Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch” thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030. Tỉnh đã tổ chức triển khai 05 lớp tập huấn, truyền dạy về di sản văn hóa phi vật thể (dân ca của người Kháng huyện Quỳnh Nhai; Dân vũ của người Thái huyện Yên Châu; Cách trang trí hoa văn trên trang phục của người Dao tiền huyện Mộc Châu) và tập huấn, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; Tổ chức khảo sát lễ hội Mợi tại huyện Phù Yên…

Diệp Hương

Video tuyên truyền
THÔNG TIN TRA CỨU

image advertisement

Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1