Nỗ lực triển khai chương trình phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn
(sonla.gov.vn) Sơn La là tỉnh miền núi có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, giai đoạn 2021-2025 tỉnh Sơn La có 126 xã khu vực III, 10 xã khu vực II, 66 xã khu vực I. Chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 đang được tích cực triển khai, từng bước thực hiện mục tiêu đảm bảo an sinh xã hội, giảm nghèo nhanh, bền vững, thu hẹp dần khoảng cách về mức sống, thu nhập của vùng đồng bào dân tộc thiểu số so với bình quân chung của tỉnh.
anh tin bai

Nỗ lực triển khai chương trình phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn.

Thực hiện Quyết định số 1719/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN)) giai đoạn 2021 - 2030 (Chương trình MTQG 1719), các cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp tỉnh đã lãnh đạo, chỉ đạo điều hành sâu sát, quyết liệt, chủ động, có trọng tâm, trọng điểm. Từ đó, góp phần tạo nên sự đoàn kết, đồng thuận cao của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân trong tỉnh; nỗ lực phấn đấu vượt qua khó khăn, thách thức đã mang lại những kết quả tích cực, góp phần quan trọng thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu phát triển chung của tỉnh và các mục tiêu, chỉ tiêu thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia. Diện mạo vùng đồng bào dân  tộc thiểu số và miền núi có nhiều chuyển biến tích cực; kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội từng bước được hoàn chỉnh; đáp ứng nhu cầu sản xuất và dân sinh ngày càng cao, thu nhập của đồng bào dân tộc thiểu số được nâng lên.

Để triển khai Chương trình, UBND tỉnh Sơn La đã ban hành Quyết định số 626/QĐ-UBND ngày 12/4/2022 thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021 - 2025; thành lập các Tổ giúp việc Ban Chỉ đạo; ban hành Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo các Chương trình mục tiêu quốc gia cấp tỉnh; phân công nhiệm vụ thành viên Ban Chỉ đạo. Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố đã thành lập, ban hành Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo cấp huyện.

Tỉnh ủy Sơn La ban hành Nghị quyết số 16-NQ/TU về phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Sơn La giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030. HĐND tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 33/2022/NQ-HĐND ngày 29/6/2022 về ban hành nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách trung ương và vốn đối ứng của ngân sách địa phương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và MN giai đoạn 2021 – 2030. UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 2280/QĐ-UBND ngày 02/11/2022 về giao nhiệm vụ thực hiện nguồn vốn sự nghiệp thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS&MN trên địa bàn tỉnh Sơn La giai đoạn 2021 - 2025 và năm 2022. Các sở, ban, ngành, UBND các huyện, Thành phố đã tập trung chỉ đạo tổ chức triển khai, thực hiện kịp thời nguồn vốn Chương trình theo chỉ đạo của UBND tỉnh và hướng dẫn của các bộ, ngành trung ương, đến thời điểm hiện tại tất cả các huyện đã ban hành quyết định phân bổ chi tiết nguồn vốn được giao trong năm. Với sự quan tâm chỉ đạo của tỉnh, vào cuộc khẩn trương của các cấp, ngành, địa phương trên địa bàn tỉnh, Chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS&MN được thực hiện đảm bảo các nội dung, chỉ tiêu kế hoạch đề ra. Tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh giảm từ 17,83% năm 2022 xuống còn 14,83%, giảm 3%/năm 2023.

Thời gian tới, tỉnh sẽ tiếp tục huy động tối đa mọi nguồn lực để tập trung hỗ trợ cho vùng DTTS&MN, phát huy sức mạnh nội lực trong đồng bào, sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị. Tổ chức rà soát mục tiêu, chỉ tiêu thực hiện các dự án, tiểu dự án, nội dung của Chương trình bảo đảm sát, đúng với Quy hoạch tỉnh Sơn La thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Tổ chức xây dựng dự toán hằng năm sát, đúng, trúng với nhu cầu thực tế của địa phương và định mức phân bổ nguồn lực của Trung ương; tổ chức lồng ghép có hiệu quả các nguồn lực đầu tư, gắn với đẩy mạnh huy động xã hội hóa nguồn lực để thực hiện Chương trình. Trong đó, ngân sách nhà nước đóng vai trò quan trọng và có ý nghĩa quyết định; tăng cường huy động các nguồn đóng góp hợp pháp của các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân….

Diệp Hương

Video tuyên truyền nông thôn mới
THÔNG TIN TRA CỨU

image advertisement

Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1