Nền tảng số về nông nghiệp, truy xuất nguồn gốc nông sản; thương mại điện tử
(CĐS) Những năm gần đây, chuyển đổi số trở thành vấn đề thời sự của các ngành, lĩnh vực, trong đó có nông nghiệp. Việc ứng dụng công nghệ số để truy xuất nguồn gốc nông sản hàng hóa đã tạo thêm những giá trị cho nền kinh tế, đổi mới cuộc sống của nông dân.
anh tin bai
Nông sản Sơn La đem lại hiệu quả kinh tế cho người nông dân

Hiện nay, việc dán tem truy xuất nguồn gốc hàng hóa có vai trò quan trọng đối với các doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất. Hàng hóa được dán tem truy xuất sẽ giúp minh bạch về nguồn gốc sản phẩm bằng sự giám sát của cơ quan quản lý nhà nước, góp phần tạo sự tin tưởng cho khách hàng, tăng sức cạnh tranh trên thị trường và nâng tầm giá trị sản phẩm.

Dữ liệu truy xuất nguồn gốc dựa trên nền tảng thiết bị thông minh, quản lý, phân tích về toàn bộ quá trình sản xuất từ gieo trồng đến chăm sóc, thu hoạch, chế biến, sơ chế, tình trạng quản lý cây trồng, tình trạng quản lý vật tư nông nghiệp. Thông qua đó, các đối tác nhập khẩu sản phẩm nông sản Việt Nam từ nước ngoài cũng có thể theo dõi, giám sát từng giai đoạn sản xuất trên đồng ruộng của người nông dân tại Việt Nam thông qua dữ liệu hình ảnh từ camera.

Tại tỉnh Sơn La ngành Nông nghiệp tiếp tục triển khai nền tảng số về nông nghiệp, bao gồm: Ứng dụng nhật ký điện tử farmdiary.online; Ứng dụng phần mềm cập nhật diễn biến rừng (FRMS); CSDL giám sát đánh giá phục vụ công tác quản lý ngành NN&PTNT (giamsatdanhgia.mard.gov.vn); Hệ thống quản lý dữ liệu thống kê (thongke.mard.gov.vn); Hệ thống quản lý thông tin dịch bệnh động vật Việt Nam (vahis.vn); Hệ thống báo cáo dịch bệnh thủy sản (tytscucthuy.sabi.vn); Triển khai và duy trì 195 tài khoản nhật ký vùng trồng xuất khẩu trên hệ thống farmdiary.online. 07 tài khoản nhật ký vùng trồng lĩnh vực trồng trọt trên hệ thống cơ sở dữ liệu trồng trọt (csdltrongtrot.mard.gov.vn); phần mềm Giải pháp chuyển đổi số trong triển khai và quản lý chương trình Mỗi xã một sản phẩm OCOP tỉnh Sơn La (https://sohoaocop.vn); Sử dụng phần mềm citywork, cấp 27 tài khoản sử dụng, đăng nhập vào phần mềm (07 tài khoản hoạt động ở tỉnh và 10 tài khoản hoạt động ở huyện) phục vụ công tác quản lý khách hàng trong cấp nước sinh hoạt tập trung nông thôn trên địa bàn tỉnh Sơn La.

Thực tế, quá trình chuyển đổi số ở nước ta nói chung và CĐS trong nông nghiệp nói riêng vẫn còn nhiều hạn chế, gặp không ít vướng mắc, khó khăn về thể chế, sự phối hợp tổ chức thực hiện, hạ tầng số trong nông nghiệp còn lạc hậu, không đồng bộ, thiếu kết nối chia sẻ thông tin của tất cả các khâu từ sản xuất, quản lý, logicstic, thương mại nông sản, trong đó, cũng không thiếu những khó khăn, hạn chế, thách thức liên quan tới người nông dân khi thực hiện CĐS  trong nông nghiệp. 

Chuyển đổi số trong nông nghiệp là khâu quan trọng để nâng cao năng suất, chất lượng, tối ưu hóa hoạt động sản xuất, giảm chi phí, gia tăng lợi nhuận, hiệu quả sản xuất. Trong đó, truy xuất nguồn gốc sản phẩm được xem là giải pháp ưu việt, tạo niềm tin cho người tiêu dùng cũng như giúp ngăn chặn các hành vi gian lận thương mại; là một phần quan trọng trong việc xây dựng nền nông nghiệp có trách nhiệm, đảm bảo chất lượng.

Nguyễn Hạnh

 

 

Video tuyên truyền
THÔNG TIN TRA CỨU

image advertisement

Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1