Đảm bảo an ninh trật tự học đường
(sonla.gov.vn) Thời gian qua, việc đảm bảo an ninh trật tự học đường luôn được các cấp, các ngành quan tâm triển khai. Việc thực hiện các chuyên đề bảo đảm an ninh, trật tự trong học đường đã đạt được một số kết quả, đã nhận diện đối tượng, thực hiện các biện pháp quản lý, giáo dục thành phần liên quan, vi phạm; tình hình an ninh, trật tự chuyển biến tích cực.

Các cấp, các ngành đã quán triệt, triển khai thực hiện công tác phòng, chống ma túy; bạo lực; xâm hại tình dục; thuốc lá; vi phạm về vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ và pháo; vi phạm trật tự, an toàn giao thông trong học đường theo chức năng, nhiệm vụ được giao. Công tác quán triệt, tổ chức thực hiện phát giác, tố giác tại các cơ sở giáo dục và quản lý, giáo dục học sinh có thông tin vi phạm của một số đơn vị được quan tâm triển khai thực hiện đồng bộ, quyết liệt. Đồng thời, nhân rộng được mô hình hiệu quả trong công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật; gương điển hình tiên tiến trong phong trào đấu tranh, tố giác tội phạm. Những kết quả đó đã góp phần quan trọng giữ vững ổn định về an ninh, trật tự, phục vụ nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.

anh tin bai

Lực lượng Công an toàn tỉnh theo chức năng, nhiệm vụ phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tiến hành khảo sát,

rà soát thực trạng tội phạm, vi phạm pháp luật.

Các cơ sở giáo dục đã tổ chức cho cán bộ, giáo viên, công chức, viên chức và người học ký cam kết thực hiện 06 chuyên đề năm học 2024 - 2025; tổ chức ký cam kết phối hợp giữa cơ sở giáo dục với gia đình người học và các tổ chức khác trong việc xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện; bố trí các hòm thư phát giác, tố giác. Kết quả: đã có 407 cơ sở giáo dục triển khai xây dựng quy tắc ứng xử trong nhà trường; triển khai vận động 19.571 lượt cán bộ, giảng viên, giáo viên, viên chức, người lao động; 158.443 lượt học sinh; 6.233 lượt sinh viên và 267.408 lượt phụ huynh học sinh ký cam kết thực hiện quy định về phòng, chống ma túy; bạo lực; xâm hại tình dục; thuốc lá; vi phạm về vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ và pháo; vi phạm trật tự an toàn giao thông; triển khai 706 hoạt động trải nghiệm, chuyên đề về kỹ năng sống, kỹ năng tự bảo vệ bản thân với sự tham gia của 15.052 giáo viên và 198.573 học sinh; triển khai đầu tư, mua sắm và bố trí lắp đặt 957 camera tại các địa điểm như cổng trường, hàng rào, khu nhà ăn, các vị trí khuất nhằm đảm bảo có thể quan sát tổng thể về hoạt động đảm bảo an toàn trường học.

Lực lượng Công an toàn tỉnh theo chức năng, nhiệm vụ phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tiến hành khảo sát, rà soát, đánh giá thực trạng tội phạm, vi phạm pháp luật tại các cơ sở giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên, cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn; đồng thời hướng dẫn các cơ sở giáo dục xây dựng, triển khai hiệu quả phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, xây dựng cơ sở giáo dục đạt tiêu chuẩn "an toàn về an ninh, trật tự". Phối hợp triển khai các nhiệm vụ, giải pháp bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn học đường, phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật; áp dụng các biện pháp nghiệp vụ để kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý các hành vi có liên quan; tiếp nhận, điều tra xác minh làm rõ, tham mưu, đề xuất xử lý 100% các vụ việc theo quy định của pháp luật. Lực lượng công an các xã, phường tăng cường công tác quản lý nhân khẩu, hộ khẩu, quản lý cư trú, phối hợp chặt chẽ với các cơ sở giáo dục trên địa bàn triển khai công tác bảo đảm an ninh, trật tự; phối hợp với cấp ủy, chính quyền địa phương nơi cư trú và gia đình quản lý, giáo dục, kịp thời phát hiện, đấu tranh ngăn chặn, xử lý các hành vi vi phạm liên quan đến học sinh, sinh viên theo chức năng, nhiệm vụ.

Trên cơ sở các văn bản hướng dẫn về công tác phòng, chống vi phạm pháp luật trong trường học, các cơ sở giáo dục đã tăng cường phối hợp chặt chẽ giữa gia đình nhà trường và xã hội trao đổi thông tin, thông qua giáo viên chủ nhiệm lớp, hệ thống sổ liên lạc thông thường, sổ liên lạc điện tử, điện thoại và các phương tiện truyền thông qua mạng internet rất thông dụng hiện nay như thư điện tử, zalo, viber, messenger, facebook... các cuộc họp phụ huynh, ban đại diện cha mẹ học sinh, các cuộc họp giao ban với UBND xã, phường, các trưởng bản, tổ trưởng tổ dân phố, tiểu khu để thường xuyên nắm bắt tình hình gia cảnh, hoàn cảnh, diễn biến tâm lý của học sinh; kịp thời thông tin đến cha mẹ học sinh tình hình tu dưỡng, rèn luyện và kết quả học tập, qua đó động viên, chia sẻ và uốn nắn từng biểu hiện hành vi của học sinh, kể cả những sai phạm, biểu hiện lệch chuẩn để bàn giải pháp phối hợp giáo dục, phòng ngừa bạo lực học đường, ngăn ngừa tội phạm, vi phạm pháp luật và tệ nạn xã hội.

Việc ứng dụng công nghệ thông tin được đẩy mạnh trong công tác phối hợp, trao đổi thông tin giữa nhà trường và lực lượng công an phục vụ quản lý, đấu tranh, ngăn chặn tội phạm, tệ nạn xã hội trong các cơ sở giáo dục. Các cơ sở giáo dục đã thiết lập kênh trao đổi thông tin và thường xuyên duy trì việc liên lạc, thông tin hai chiều giữa cơ sở giáo dục và phụ huynh học sinh về hoạt động của nhà trường, tình hình học tập, rèn luyện, các dấu hiệu bất thường của học sinh để phối hợp ngăn chặn, xử lý các hành vi vi phạm và thống nhất biện pháp giáo dục học sinh; hỗ trợ, cung cấp cho phụ huynh học sinh kiến thức, kỹ năng trong việc đồng hành, giáo dục giúp học sinh tiến bộ. Thường xuyên tổ chức giao ban công tác bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn trường học với chính quyền địa phương và lực lượng công an cơ sở; trao đổi thông tin về tình hình tội phạm, vi phạm pháp luật có liên quan đến cơ sở giáo dục để kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý các hành vi vi phạm.

Như Thủy

 

Video tuyên truyền
THÔNG TIN TRA CỨU

image advertisement

Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1