Phát triển công nghiệp chế biến các sản phẩm từ cây công nghiệp
(sonla.gov.vn) Phát huy lợi thế về vị trí, tài nguyên đất đai, thời tiết, khí hậu và truyền thống sản xuất của địa phương. Tỉnh Sơn La đã hình thành các vùng cây công nghiệp theo hướng tập trung, tạo nguồn nguyên liệu ổn định để các nhà máy chế biến phát huy được công suất thiết kế, tạo ra các sản phẩm chủ lực của tỉnh, đóng góp phần lớn vào giá trị sản xuất công nghiệp nói chung và giá trị sản xuất ngành công nghiệp chế biến nói riêng.
anh tin bai
Sản phẩm chè Trọng Nguyên, Phổng Lái, Thuận Châu sau chế biến

Hiện nay, toàn tỉnh Sơn La có 20.782 ha diện tích cà phê; diện tích cho thu hoạch là 17.717 ha, sản lượng cà phê nhân 6 tháng đầu năm 2024 đạt 1.300 tấn. Diện tích cà phê được các tổ chức cấp chứng nhận bền vững và tương đương đến thời điểm hiện tại là 19.270,9 lượt ha. Đến nay trên địa bàn tỉnh có 09 cơ sở chế biến quy mô công nghiệp, trong đó: Thành phố Sơn La 02 cơ sở; huyện Thuận Châu 02 cơ sở; huyện Mai Sơn 05 cơ sở các cơ sở, nhà máy đều có hệ thống xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn môi trường. Có 4 sản phẩm cà phê được chứng nhận OCOP, trong đó 01 sản phẩm (Cà phê bột nguyên chất) đạt 5 sao, 03 sản phẩm đạt 4 sao (Aratay Coffee, Coffee Arabica Minh Trí, Trà quả cà phê).

Diện tích trồng chè trên địa bàn toàn tỉnh hiện có 5.857 ha, sản lượng chè sơ chế 6 tháng đầu năm 2024 ước đạt 5.500 tấn. Các vùng sản xuất đã đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất, thâm canh vùng nguyên liệu chè nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị sản phẩm. Đã công nhận vùng chè ứng dụng công nghệ cao Vinatea Mộc Châu và tiếp tục hỗ trợ, đẩy nhanh tiến độ thu hút nhà máy chế biến sâu các sản phẩm chè của Vinatea tại Mộc Châu. Từng bước phát triển các cơ sở chế biến chè thủ công mang tính truyền thống tạo ra sản phẩm chè đặc sản có giá trị kinh tế cao, như chè Tà Sùa, San tuyết... Sản phẩm Chè Mộc Châu - Vinatea Mộc Châu đạt thương hiệu chất lượng Việt Nam.

Đối với đường mía, hiện diện tích mía trên địa bàn toàn tỉnh đến thời điểm hiện tại là 10.136 ha, sản lượng đường kính 6 tháng đầu năm 2024 ước đạt 56.000 tấn. Tiếp tục tăng cường thâm canh, ứng dụng giống mới để tăng năng suất, nâng cao thu nhập cho người nông dân trồng mía. Diện tích trồng sắn trên địa bàn toàn tỉnh hiện có 42.093 ha, sản lượng tinh bột sắn 6 tháng đầu năm 2024 ước đạt 34.000 tấn. Các nhà máy chế biến tinh bột sắn hoạt động ổn định và phối hợp với các địa phương tuyên truyền, hỗ trợ giống mới để tăng năng suất.

Để phát triển công nghiệp chế biến nông sản, phấn đấu trở thành trung tâm chế biến sản phẩm nông nghiệp khu vực trung du và miền núi phía Bắc, tỉnh Sơn La đang triển khai đồng bộ các giải pháp, tìm hướng tháo gỡ những khó khăn nhằm nâng cao tỷ lệ chế biến các sản phẩm, góp phần đẩy mạnh phát triển ngành công nghiệp chế biến nói riêng và đóng góp vào giá trị sản xuất công nghiệp nói chung của tỉnh.

Lê Hồng

Video tuyên truyền
THÔNG TIN TRA CỨU

image advertisement

Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1