Bảo đảm an toàn, bảo mật trong trao đổi dữ liệu điện tử, an ninh trên môi trường mạng
(Chuyển đổi số) Công tác đảm bảo an toàn thông tin mạng cho các nền tảng số phải được coi là trọng tâm, ưu tiên hàng đầu, là nhiệm vụ không thể tách rời trong quá trình chuyển đổi số. 

Với sự quan tâm, chỉ đạo quyết liệt của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, sự quyết tâm của các cấp, các ngành trong xây dựng chính quyền điện tử, những năm qua, tỉnh Sơn La được đánh giá là tỉnh đẩy mạnh cho phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin và đã đạt được kết quả cao trong phát triển chính quyền điện tử. Các hệ thống thông tin đã tạo thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp trong giao tiếp, trao đổi với chính quyền các cấp. Việc triển khai hệ thống dịch vụ công trực tuyến của tỉnh đã giúp cho tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân thuận tiện, nhanh chóng, kịp thời, tiết kiệm thời gian và chi phí khi thực hiện các thủ tục hành chính, đồng thời tăng tính công khai minh bạch trong thực hiện nhiệm vụ của các cơ quan hành chính nhà nước.

Theo đó, Hệ thống giám sát an toàn thông tin mạng được cài đặt phân hệ giám sát trực tiếp hệ thống máy chủ tại Trung tâm tích hợp dữ liệu tỉnh và giám sát 41 tên miền là các hệ thống thông tin dùng chung, các trang thông tin điện tử của các cơ quan, đơn vị thông qua ứng dụng trực tuyến Cloudrity, trong 6 tháng đầu năm 2024, ghi nhận 655 cảnh báo vào các hệ thống máy chủ, xác minh và xử lý 09 ticket.

Hệ thống phòng, chống mã độc tập trung toàn tỉnh triển khai cho 08 máy chủ, 4.955 máy trạm, duy trì kết nối và chia sẻ dữ liệu về Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia, trong quý II/2024 đã phát hiện và xử lý 2.322 máy nhiễm virus, 54 máy nhiễm mã độc quảng cáo (Adware), 67 máy nhiễm mã độc theo dõi thao tác bàn phím (Keylogger), 293 máy có kết nối nguy hiểm không thông qua tường lửa, 3.094 máy có lỗ hổng bảo mật; ban hành 08 văn bản của Sở Thông tin và Truyền thông hướng dẫn các cơ quan, đơn vị áp dụng Sổ tay Hướng dẫn tuân thủ quy định pháp luật và tăng cường bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ (Phiên bản 1.0), cảnh báo, rà soát về tình hình mất an toàn thông tin và các chiến dịch tấn công có chủ đích.

Tiểu ban an toàn, an ninh mạng của tỉnh đã ban hành Quyết định số 01/QÐ-TBATANM ngày 07/02/2024 về Kế hoạch hoạt động năm 2024; Quyết định số 02/QÐ-TBATANM ngày 07/02/2024 về Kế hoạch kiểm tra công tác bảo đảm an toàn, an ninh mạng bảo vệ bí mật nhà nước trên không gian mạng năm 2024; Quyết định số 03/QĐ-TBATANM ngày 07/02/2024 về việc thành lập đoàn kiểm tra công tác đảm bảo an toàn, an ninh mạng bảo vệ bí mật nhà nước trên không gian mạng năm 2024; tổ chức kiểm tra an toàn, an ninh mạng đối với 24 Trang thông tin điện tử của các sở, ban, ngành trên địa bàn tỉnh, chưa phát hiện tồn tại, điểm yếu, lỗ hồng bảo mật gây nguy cơ mất an toàn, an ninh mạng, lộ, mất tài liệu bí mật nhà nước trên không gian mạng; thực hiện 5.200 lượt tuần tra, kiểm soát, nắm tình hình trên không gian mạng; làm tốt công tác phòng ngừa, kịp thời phát hiện các hoạt động lợi dụng không gian mạng xâm phạm an ninh quốc gia, chưa phát hiện các vụ việc phức tạp. Tổ chức đánh giá, khắc phục sự cố về an toàn, an ninh mạng đối với hơn 300 máy tính, thiết bị tin học tại 10 đơn vị; kiểm tra an toàn, an ninh mạng, bảo vệ BMNN trên không gian mạng năm 2024 đối với 04 đơn vị với tổng số 478 thiết bị được kiểm tra (gồm máy chủ, thiết bị tường lửa, máy tính đề bàn, máy tính xách tay, thiết bị mạng).

Chỉ đạo các lực lượng chức năng triển khai đồng bộ lực lượng, biện pháp nghiệp vụ: phát hiện, xác minh, xử lý 36 vụ, 47 đối tượng có hành vi đăng tải thông tin sai sự thật, thông tin chưa được xác thực, kiểm chứng, gây ảnh hưởng đến uy tín của cơ quan, tổ chức, cá nhân trên không gian mạng. Trong đó xử phạt vi phạm hành chính 16 vụ, 21 đối tượng với tổng số tiền phạt là: 151.875.0003; gọi hỏi răn đe, tấn công chính trị 20 vụ, 26 đối tượng. Yêu câu các đối tượng gỡ bỏ 47 bài viết có nội dung vi phạm, qua đó đã ngăn chặn hàng nghìn lượt tiếp cận các tin, bài có nội dung xấu, độc.

Trong thời gian tới, chuyển đổi số đang trở thành xu thế chung của thời đại với việc áp dụng công nghệ mới như dữ liệu lớn (Big Data), Internet cho vạn vật (IoT), điện toán đám mây (Cloud)… nhằm thay đổi phương thức điều hành, lãnh đạo, quy trình làm việc. Song song với sự phát triển và ứng dụng rộng rãi của công nghệ thông tin thì mức độ thiệt hại và tác động khi xảy ra sự cố mất an toàn thông tin theo đó cũng ngày càng nghiêm trọng, ảnh hưởng đến tất cả các lĩnh vực.

Bởi vậy, bên cạnh nỗ lực của cơ quan chuyên ngành trong việc duy trì các hệ thống ứng dụng dùng chung, nâng cao năng lực hệ thống giám sát có khả năng cảnh báo sớm, chính xác các nguy cơ gây mất an toàn thông tin, tăng cường khả năng hỗ trợ ứng cứu, tham gia hỗ trợ giải quyết các sự cố an ninh khi có yêu cầu, trong quá trình chuyển đổi số, các doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh cũng cần nhận thức đầy đủ hơn, chuẩn bị các nguồn lực về kỹ thuật, con người để sẵn sàng phản ứng với các sự cố an toàn thông tin.

Nguyễn Hạnh

Video tuyên truyền
THÔNG TIN TRA CỨU

image advertisement

Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1