Toàn tỉnh Sơn La có 04 vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao được công nhận
Ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp tạo ra những sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao được coi là xu hướng tất yếu giúp sản xuất nông nghiệp. Xác định tầm quan trọng của nông nghiệp ứng dụng công nghệ giúp thay đổi bức tranh nông nghiệp, thời gian qua sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản ứng dụng công nghệ cao đã được các cấp, các ngành của tỉnh Sơn La quan tâm chỉ đạo và tổ chức triển khai thực hiện bước đầu có hiệu quả. Nhận thức của các doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, tổ chức, cá nhân về nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao được nâng lên.

Nông nghiệp công nghệ cao là một nền nông nghiệp ứng dụng hợp lý những công nghệ mới, tiên tiến vào sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả, tạo bước đột phá về năng suất, chất lượng nông sản, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường. Để phát triển nông nghiệp bền vững, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 08-NQ/TU ngày 21/01/2021 về phát triển nông, lâm nghiệp và thủy sản tập trung, bền vững, ứng dụng công nghệ cao đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Sau 2 năm triển khai thực hiện Nghị quyết, đến nay toàn tỉnh đã công nhận được 04 vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, gồm: 01 vùng Chè, 01 vùng chăn nuôi Bò sữa tại huyện Mộc Châu; 02 vùng Cà phê tại huyện Mai Sơn.

Vùng chè ứng dụng công nghệ cao Vinatea Mộc Châu tại Tiểu khu Chè Đen I, Tiểu khu cấp 3, Tiểu khu Chè Đen 2, Tiểu khu 66, Tiểu khu Tiền Tiến, Tiểu khu Chiềng Đi, Tiểu khu 68, Tiểu khu 1/5 thị trấn Nông trường Mộc Châu có quy mô 329,64 ha chè của 1.179 hộ gia đình, cá nhân liên kết sản xuất với Vinatea Mộc Châu. Các sản phẩm Chè an toàn của vùng chè được sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP, các tiêu chuẩn tương tự, chè ứng dụng công nghệ cao, chè hữu cơ.

anh tin bai

Vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trong chăn nuôi bò sữa Mộc Châu.

Vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trong chăn nuôi Bò sữa Mộc Châu tại Tiểu khu 19/5, 26/7, 84/85, 70, Mía Đường, Cờ Đỏ, Vườn Đào, Hoa Ban, Thảo Nguyên thị trấn Nông trường Mộc Châu; quy mô 279 hộ gia đình, cá nhân; 02 cơ sở nuôi bò sữa liên kết sản xuất trong chăn nuôi bò sữa 16.414 con/năm với Công ty cổ phần Giống bò sữa Mộc Châu, sản xuất các sản phẩm Sữa an toàn.

Đối với vùng sản xuất cà phê ứng dụng công nghệ cao tại xã Chiềng Chung, xã Chiềng Dong, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La tại bản Củ 1, bản Củ 2, Phiêng Quài xã Chiềng Ban; bản Tường Chung, bản Khoa xã Chiềng Chung; bản Lò Um, Nà Khoang, Dè, Liềng, Khoáng Biên xã Chiềng Dong, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La có quy mô 876 hộ gia đình, cá nhân liên kết sản xuất 671,4 ha cà phê với Công ty cổ phần Phúc Sinh Sơn La; chế biến các sản phẩm Cà phê an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP, các tiêu chuẩn tương tự, Cà phê ứng dụng công nghệ cao, Cà phê hữu cơ.

Trên địa bàn huyện Mai Sơn tại xã Chiềng Chung, xã Chiềng Ban, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La tại Bản Huổi Khoang, Kéo Tốc, Củ 3, Củ 4, Tong Chinh xã Chiềng Ban; bản Ngòi, Nghịu Ten, Mảy xã Chiềng Chung, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La, được công nhận vùng sản xuất cà phê ứng dụng công nghệ cao với quy mô 684 hộ gia đình, cá nhân liên kết sản xuất 368,1 ha cà phê với Công ty TNHH Tuấn Út Sơn La; sản xuất, chế biến các sản phẩm Cà phê an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP, các tiêu chuẩn tương tự, Cà phê ứng dụng công nghệ cao, Cà phê hữu cơ.

Dự kiến, năm 2023 toàn tỉnh công nhận thêm 4 vùng quả, cây công nghiệp trên địa bàn huyện Sông Mã, Yên Châu, Thuận Châu và hoàn thành chỉ tiêu công nhận 8 vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao được đề ra tại Nghị quyết số 08-NQ/TU ngày 21/01/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh. 

Lê Hồng

Video tuyên truyền
THÔNG TIN TRA CỨU

image advertisement

Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1