Huyện Thuận Châu duy trì và phát triển chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn trên địa bàn
Để đảm bảo an toàn thực phẩm nông, lâm, thủy sản, truy xuất được nguồn gốc sản phẩm, xây dựng, phát triển thương hiệu sản phẩm nông, lâm, thủy sản của huyện thông qua đổi mới tổ chức sản xuất và phương thức quản lý an toàn thực phẩm nông, lâm, thủy sản theo Luật An toàn thực phẩm, ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu và tình hình thế giới biến động khó, năm 2023 huyện Thuận Châu Tiếp tục duy trì, xây dựng và phát triển các chuỗi cung ứng thực phẩm nông sản, thủy sản an toàn.
anh tin bai

Huyện Thuận Châu duy trì phát triển chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn trên địa bàn.

Thuận Châu là địa phương có nhiều lợi thế trong sản xuất nông nghiệp, nhiều sản phẩm nông sản có chất lượng, giá trị và khả năng cạnh tranh cao. Phát huy tiềm năng và thế mạnh này, huyện Thuận Châu đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp, phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, sản xuất theo quy trình VietGAP, xây dựng chuỗi liên kết trong sản xuất với chế biến, tiêu thụ, từng bước đáp ứng nhu cầu của thị trường trong nước, xuất khẩu. Đến nay, huyện Thuận Châu có hơn 4.303 ha cây ăn quả các loại, chủ yếu là xoài, chanh leo, bơ, nhãn, thanh long; trong đó trên 3.500 ha cây ăn quả được trồng bằng các giống chất lượng cao. Toàn huyện có 25 cơ sở trồng trọt được cấp giấy chứng nhận VietGAP, với diện tích trên 400ha; có 10 mã số vùng trồng các loại cây ăn quả, trong đó 2 mã vùng trồng cây xoài với diện tích 17 ha đạt tiêu chuẩn chất lượng xuất khẩu sang các thị trường Mỹ, EU, Úc, Dubai, Nhật Bản; 8 mã vùng trồng xoài, nhãn, thanh long ruột đỏ xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc, với tổng diện tích 220 ha; 10 ha bưởi của Công ty cổ phần nông sản sạch Sơn La, bản Hưng Nhân, xã Chiềng Pha được cấp chứng nhận hữu cơ theo tiêu chuẩn Việt Nam; trên 300 ha chè; 17 ha cà phê; 7 ha cây ăn quả; 1 ha cây sa nhân được áp dụng phương pháp tưới nhỏ giọt theo công nghệ Israel...

Năm 2022, huyện đã hình thành vùng sản xuất 22,48 ha dứa, 86 ha chanh leo, trồng gần 5ha (3,5ha) rau chân vịt cho nhà máy chế biến xuất khẩu đồng giao Công ty cổ phần thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao; đến nay toàn huyện phát triển thêm 4 chuỗi cung ứng nông sản an toàn, nâng tổng số lên 25 chuỗi; 11 chuỗi liên kết sản xuất; hình thành các vùng sản xuất xoài, nhãn, thanh long, cà phê; có thêm 1 xã đạt chuẩn NTM; có thêm 03 sản phẩm OCOP.

Từ việc sản xuất nông nghiệp áp dụng khoa học kỹ thuật, đã cung cấp ra thị trường các sản phẩm nông sản sạch, an toàn, góp phần nâng cao thương hiệu sản phẩm nông sản Thuận Châu. Năm 2023, huyện tiếp tục duy trì, củng cố các chuỗi cung ứng nông sản an toàn theo quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt VietGAP, sản xuất theo hướng hữu cơ và các tiêu chuẩn tương đương, áp dụng giống mới có chất lượng tốt, phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng, đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu. Lựa chọn, hướng dẫn, hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã xây dựng vùng sản xuất an toàn tập trung áp dụng quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt được tổ chức chứng nhận thẩm định, cấp giấy chứng nhận VietGAP; hỗ trợ liên kết sản xuất, cung ứng, tiêu thụ nông sản, thủy sản an toàn được cấp Giấy xác nhận sản phẩm chuỗi thực phẩm an toàn; tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu, phát triển thị trường sản phẩm nông sản, thủy sản an toàn...

Lê Hồng

Video tuyên truyền nông thôn mới
THÔNG TIN TRA CỨU

image advertisement

Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1