Sơn La quan tâm phát triển trồng cây Sơn Tra
trống, đồi núi trọc, tăng độ che phủ rừng. Hiện tỉnh Sơn La trồng Sơn tra tập trung tại các huyện Bắc Yên, Thuận Châu, Mường La.

Quả Sơn Tra được chế biến ra nhiều loại thức quà rất có giá trị và dễ thưởng thức.

Sơn Tra hay còn gọi là quả Táo Mèo là loại cây mọc tự nhiên trên những dãy núi cao từ 1.500 đến 2.000 m. Ở những nơi càng cao, quả Sơn Tra có màu vàng tươi, thơm hơn và có vị chua ngọt độc đáo. Cây phát triển tự nhiên trên những cánh rừng, chiều cao trung bình chừng 7 - 10m, thân gỗ, tán lá rộng, được phát triển mạnh nhờ sự phát tán của con người, súc vật và muông thú do vậy cây mọc không tập trung mà có khoảng cách. Sơn Tra ra hoa vào mùa xuân và cho thu hái quả vào mùa thu.

Trước đây, quả Sơn Tra chỉ được biết đến như loại sản phẩm của núi rừng giá trị kinh tế không cao. Nhưng trong những năm gần đây, khi nhu cầu của người tiêu dùng tăng lên, đồng bào người Mông đã mang ra chợ bán và đưa đi nhiều nơi để tiêu thụ. Với đặc điểm dễ trồng, không tốn nhiều công chăm sóc, cây Sơn tra từ lâu đã phát triển trên những sườn đồi, con dốc của các xã vùng cao của tỉnh Sơn La. Nếu như trước đây Sơn Tra chỉ là một loại quả rừng không được nhiều người quan tâm nay đã trở thành một loại quả đặc sản của núi rừng Tây Bắc. Sơn Tra được chế biến thành nhiều loại sản phẩm và ngày càng được người tiêu dùng ưa thích. Nắm bắt được nhu cầu đó và thực hiện chủ trương chuyển đổi cơ cấy cây trồng trên đất dốc, những năm gần đây, diện tích cây Sơn Tra tại Sơn La ngày một mở rộng, tạo thu nhập cao cho nhiều hộ gia đình. Quả Sơn Tra phơi khô là một trong những vị thuốc bắc quan trọng. Sơn Tra cũng còn được nhiều người dùng để giải khát mát và bổ trong mùa hè. Với những người khéo tay, quả Sơn Tra được chế biến ra nhiều loại thức quà rất có giá trị và dễ thưởng thức như: xi rô, mứt, ô mai, ngâm rượu... Ngoài việc cho thu nhập cao, cây Sơn Tra còn góp phần phủ xanh đất trống, đồi núi trọc, tăng độ che phủ rừng. Bởi vậy loại cây này đang được tỉnh Sơn La quan tâm phát triển diện tích.

Ông Hạng A Chơ, một gia đình trồng Sơn Tra ở Yên Châu cho biết những năm gần đây, người dân ở đây chuyển sang trồng cây Sơn Tra bởi loại cây này trồng một lần cho thu quả nhiều năm, chăm sóc nhàn và thu nhập hơn cây ngô.

Để từng bước đưa cây Sơn Tra trở thành cây trồng chủ lực, đồng thời mở rộng diện tích, thời gian qua, tỉnh Sơn La đã xây dựng và ban hành nhiều chính sách đầu tư phát triển sản xuất cây Sơn Tra. Đồng thời, hướng dẫn người dân cách đốn tỉa, thu hái, phòng trừ sâu bệnh và các phương pháp bảo quản để kéo dài thời gian lưu quả; xây dựng vườn ươm sản xuất giống cây lưu động để sản xuất cây giống tại chỗ phục vụ các hộ trồng. Do vậy, diện tích cây Sơn Tra trên địa bàn tỉnh ngày được mở rộng và tăng dần qua các năm. Từ nhu cầu sử dụng quả Sơn Tra của thị trường ngày càng tăng, một số địa phương ở Sơn La đã đưa cây Sơn Tra trở thành cây chủ lực trong việc phát triển kinh tế địa phương, tập trung chủ yếu tại các huyện Thuận Châu, Mường La, Bắc Yên.

Diệp Hương

Họ tên no image
no image
Tiêu đề no image
Nội dung no image
Mã kiểm tra no image
Video tuyên truyền
THÔNG TIN TRA CỨU

image advertisement

Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1