Hướng dẫn số 169-HD/BTGTW của Ban Tuyên giáo Trung ương về tuyên truyền cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội...
Ngày 15/01/2016, Ban Tuyên giáo trung ương đã ban hành Hướng dẫn số 169-HD/BTGTW về việc tuyên truyền cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khoá XIV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016 – 2021.

Nội dung tuyên truyền bao gồm: tuyên truyền sâu rộng về mục đích, ý nghĩa, tầm quan trọng của cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khoá XIV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016-2021; phân tích, làm rõ bối cảnh, tình hình đất nước thời điểm diễn ra cuộc bầu cử, như: toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta đang tiếp tục thực hiện Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung và phát triển năm 2011); Đại hội lần thứ XII của Đảng vừa kết thúc, việc học tập, quán triệt và triển khai Nghị quyết Đại hội đang được tiến hành; Hiến pháp năm 2013 và các luật về tổ chức bộ máy nhà nước mới được ban hành; công cuộc đổi mới đạt được nhiều thành tựu to lớn và có ý nghĩa lịch sử trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội; những thuận lợi, thời cơ và khó khăn, thách thức đặt ra khi chúng ta hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng.

Giới thiệu nội dung các văn bản lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, như: Chỉ thị 51-CT/TW ngày 4/1/2016 của Bộ Chính trị, Chỉ thị 01/CT-TTg ngày 13/1/2016 của Thủ tướng Chính phủ; các văn bản chỉ đạo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng bầu cử quốc gia; kế hoạch, hướng dẫn tổ chức triển khai công tác bầu cử Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các cơ quan chức năng; các văn bản pháp luật, như: Hiến pháp năm 2013, Luật Tổ chức Quốc hội, Luật Tổ chức chính quyền địa phương, Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân….

Tiếp tục khẳng định quan điểm chỉ đạo của Đảng về bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp ở các kỳ bầu cử trước và tại Hội nghị lần thứ 12 của Ban Chấp hành Trung ương (khóa XI). Đặc biệt làm rõ một số điểm mới trong Chỉ thị 51-CT/TW, đó là: giới thiệu những người tiêu biểu, có quan điểm, lập trường chính trị vững vàng, đủ tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật, có năng lực, điều kiện thực hiện nhiệm vụ đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân; không đưa vào danh sách ứng cử người có biểu hiện cơ hội chính trị, tham vọng quyền lực; có tư tưởng cục bộ, bảo thủ; đang bị thanh tra, kiểm tra dấu hiệu vi phạm; đã bị các cơ quan có thẩm quyền kết luận không trung thực; người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị để xảy ra những vụ, việc tham nhũng, lãng phí, mất đoàn kết nghiêm trọng; lãnh đạo bầu đủ số lượng đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp, đặc biệt coi trọng chất lượng đại biểu ; giảm hợp lý số đại biểu công tác tại cơ quan hành chính, tăng số lượng đại biểu chuyên trách; bảo đảm tỷ lệ người ứng cử là phụ nữ, người dân tộc thiểu số theo đúng quy định của Luật Bầu cử ; bổ sung tỷ lệ hợp lý đại biểu đại diện các hiệp hội, nghiệp đoàn về các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh ;phát huy quyền làm chủ của nhân dân không chỉ trong việc lựa chọn, giới thiệu người ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân mà còn trong công tác bầu cử.

Tuyên truyền đặc trưng cơ bản của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân; quyền và nghĩa vụ của công dân trong việc xây dựng bộ máy nhà nước nói chung và Quốc hội, Hội đồng nhân dân nói riêng; chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức và hoạt động của Quốc hội, của Hội đồng nhân dân các cấp. Thành tựu của Quốc hội và Hội đồng nhân dân qua các thời kỳ, đặc biệt là những đổi mới của Quốc hội trong hoạt động lập pháp, giám sát và quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước, của Hội đồng nhân dân trong việc thực hiện trách nhiệm của cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương. Vai trò, trách nhiệm của Quốc hội khóa XIV và Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016 – 2021 trong việc thực hiện thắng lợi kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội giai đoạn 2016 – 2021 và Nghị quyết Đại hội lần thứ XII của Đảng.

Giới thiệu những điểm mới trong công tác bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân lần này, đó là những điều chỉnh, bổ sung cụ thể về bộ máy thực hiện công tác bầu cử từ Trung ương đến địa phương; quy định chặt chẽ hơn về trách nhiệm, quyền hạn và sự phối hợp của các cơ quan, đơn vị phụ trách bầu cử; quy trình đề cử, ứng cử; việc phân bổ người ứng cử đại biểu Quốc hội do Trung ương giới thiệu; việc thẩm định hồ sơ người tự ứng cử; việc tuyên truyền vận động bầu cử, giải quyết khiếu nại tố cáo…

Giới thiệu nội dung của Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân năm 2015; làm rõ những điểm mới được bổ sung cho phù hợp với Hiến pháp năm 2013 và tình hình mới, như: quy định quyền quyết định ngày bầu cử toàn quốc đối với cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội, bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp, quyết định việc bầu cử bổ sung đại biểu Quốc hội trong thời gian giữa nhiệm kỳ, quyết định thành lập Hội đồng bầu cử quốc gia là thẩm quyền của Quốc hội thay vì Ủy ban Thường vụ Quốc hội như trước đây. Ngày bầu cử Quốc hội phải là ngày chủ nhật và được công bố chậm nhất trước 115 ngày thay vì 105 ngày như trước đây. Việc tăng thêm 10 ngày tạo điều kiện về thời gian để chuẩn bị và tiến hành các trình tự bầu cử được thuận lợi hơn, nhất là bảo đảm các bước trong quy trình hiệp thương được tốt hơn; quy định số lượng người dân tộc thiểu số được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội do Ủy ban Thường vụ Quốc hội dự kiến trên cơ sở đề nghị của Hội đồng dân tộc của Quốc hội, bảo đảm có ít nhất 18% tổng số người trong danh sách chính thức những người ứng cử đại biểu Quốc hội là người dân tộc thiểu số. Số lượng phụ nữ được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội do Ủy ban Thường vụ Quốc hội dự kiến trên cơ sở đề nghị của Đoàn Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, bảo đảm có ít nhất 35% tổng số người trong danh sách chính thức những người ứng cử đại biểu Quốc hội là phụ nữ; Hội đồng bầu cử quốc gia do Quốc hội thành lập, có nhiệm vụ tổ chức bầu cử đại biểu Quốc hội; chỉ đạo, hướng dẫn công tác bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp ;những người đang bị tạm giam, những người đang chấp hành biện pháp đưa vào cơ cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc cũng sẽ được ghi tên vào danh sách cử tri để bầu đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân các tỉnh nơi người đó đang bị tạm giam, đang được giáo dục, cai nghiện bắt buộc,

Tuyên truyền tiêu chuẩn người ứng cử đại biểu Quốc hội quy định tại Luật Tổ chức Quốc hội, tiêu chuẩn đại biểu Hội đồng nhân dân quy định tại Luật Tổ chức chính quyền địa phương; tiêu chuẩn cán bộ được quy định trong Chiến lược công tác cán bộ của Đảng. Khi tuyên truyền về quá trình chuẩn bị và tiến hành bầu cử, phải quán triệt thực hiện nghiêm túc chủ trương của Đảng về bố trí, sắp xếp đội ngũ cán bộ trong các cơ quan nhà nước ở Trung ương và địa phương, gắn kết quả nhân sự đại hội đảng các cấp và quy hoạch cán bộ với công tác chuẩn bị nhân sự để giới thiệu đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội dồng nhân dân các cấp.

Tuyên truyền quyền bầu cử và ứng cử của công dân, nghĩa vụ, trách nhiệm của cử tri trong công tác bầu cử; các hoạt động trong quá trình tiếp xúc cử tri; các quy định về trình tự, thể thức bầu cử…

Tuyên truyền công tác chuẩn bị bảo đảm an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội, điều kiện vật chất, kỹ thuật, tài chính bảo đảm thành công cho cuộc bầu cử; các phương án chủ động ứng phó với những tình huống thiên tai diễn ra trong thời gian tiến hành bầu cử. Kết quả giải quyết kịp thời, đúng pháp luật các khiếu nại, tố cáo của công dân, ngăn chặn mọi hành vi lợi dụng dân chủ, vi phạm pháp luật về bầu cử. Đấu tranh chống mọi luận điệu xuyên tạc, những âm mưu, hành động phá hoại cuộc bầu cử, lợi dụng bầu cử để kích động, gây rối, chia rẽ nội bộ ta của các thế lực thù địch.

Phản ánh sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy và chính quyền các cấp về công tác bầu cử; quá trình diễn ra và kết quả bầu cử của các ngành, địa phương, khu vực, vùng, miền trên toàn quốc.

Tuyên truyền về sự tham gia tích cực, chủ động của nhân dân đối với cuộc bầu cử; kết quả phong trào thi đua lập thành tích chào mừng cuộc bầu cử, biểu dương kịp thời những đơn vị và cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác bầu cử, nhất là bầu cử ở nơi biên giới, hải đảo, các vùng còn nhiều khó khăn, các vùng có đông đồng bào dân tộc thiểu số, đồng bào tôn giáo.

Phản ánh không khí dân chủ, minh bạch, đúng pháp luật, các hoạt động tự giác của cử tri và nhân dân tham gia bầu cử ra nước ngoài và sự quan tâm, dư luận tích cực của thế giới đối với sự kiện này của đất nước.

Công tác tuyên truyền cần tập trung vào đối tượng các tầng lớp nhân dân; cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động; cán bộ, sỹ quan, chiến sỹ trong các lực lượng vũ trang nhân dân; tất cả các cơ quan, tổ chức, đơn vị trong hệ thống chính trị; bắt đầu từ Hội nghị toàn quốc triển khai công tác bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và đại biểu Hội đồng nhân dân nhiệm kỳ 2016-2021 cho đến sau khi kết thúc bầu cử một tháng.

Như Thủy

Họ tên no image
no image
Tiêu đề no image
Nội dung no image
Mã kiểm tra no image
1 2 3 4 5  ... 
Video tuyên truyền nông thôn mới
THÔNG TIN TRA CỨU

image advertisement

Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1