Doanh thu các hoạt động lưu trú, ăn uống và du lịch lữ hành ước tính tháng 9 tăng 0,94% so với tháng trước
Doanh thu hoạt động dịch vụ tháng 9 năm 2022 ước tính đạt 670,51 tỷ đồng, tăng 37,98% so với cùng kỳ năm trước.

Trong đó: doanh thu hoạt động dịch vụ lưu trú, ăn uống ước tính đạt 277,28 tỷ đồng, tăng 142,58% so với cùng kỳ năm trước; dịch vụ lữ hành ước đạt 1,52 tỷ đồng; dịch vụ khác ước đạt 391,71 tỷ đồng, tăng 5,4%.

Doanh thu hoạt động dịch vụ 9 tháng năm 2022 ước tính đạt 5.847,02 tỷ đồng, tăng 27,80% so với cùng kỳ năm trước, trong đó: dịch vụ lưu trú ăn uống ước đạt 2.354,62 tỷ đồng, tăng 68,34%; dịch vụ lữ hành ước đạt 9,06 tỷ đồng, tăng 42,95% và dịch vụ khác ước đạt 3.483,34 tỷ đồng, tăng 9,89% so với cùng kỳ năm trước.

Tổng mức bán lẻ hàng hóa tháng 9 ước đạt 2.191,8 tỷ đồng, tăng 1,17% so với tháng trước và tăng 23,64% so với cùng kỳ năm trước (tháng 9 năm 2021 giảm 11,51% do bị ảnh hưởng bởi dịch Covid -19). Xét theo cơ cấu ngành hàng trong tổng mức bán lẻ hàng hóa: Lương thực, thực phẩm chiếm tỷ trọng cao nhất với 44,75%; gỗ và vật liệu xây dựng chiếm 12,66%; đồ dùng, dụng cụ, trang thiết bị gia đình chiếm 10,22%; xăng dầu các loại chiếm 9,80%; phương tiện đi lại (trừ ô tô, kể cả phụ tùng) chiếm 6,24%; các ngành còn lại chiếm 16,33%.

So với tháng trước, một số nhóm ngành hàng tăng như: Vật phẩm, văn hoá, giáo dục tăng 3,05%; gỗ và vật liệu xây dựng tăng 1,74%; hàng may mặc tăng 1,63%; đồ dùng, dụng cụ, trang thiết bị gia đình tăng 1,25%; hàng hoá khác tăng 1,35%; doanh thu dịch vụ sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác tăng 1,30%; các nhóm ngành hàng còn lại tăng từ 0,40% đến 1%. So với cùng kỳ năm trước, các nhóm ngành hàng tăng mạnh như: Xăng, dầu các loại tăng 69,80%; đá quý, kim loại quý và sản phẩm tăng 52,03%; phương tiện đi lại, trừ ô tô con (kể cả phụ tùng) tăng 44,41%; ô tô con (dưới 9 chỗ ngồi) tăng 43,89%; các nhóm ngành hàng còn lại tăng từ 4,25% đến 38,39%.

Tính chung tổng mức bán lẻ hàng hóa 9 tháng đầu năm 2022 ước đạt 20.357,3 tỷ đồng. Xét theo cơ cấu ngành hàng: Lương thực, thực phẩm chiếm tỷ trọng cao nhất với 43,04%; gỗ và vật liệu xây dựng chiếm 11,91%; đồ dùng, trang thiết bị gia đình chiếm 10,25%; xăng, dầu các loại chiếm 11,04%; phương tiện đi lại (trừ ô tô kể cả phụ tùng) chiếm 6,72%; các ngành còn lại chiếm 17,04%.

So với cùng kỳ năm trước, tổng mức bán lẻ hàng hóa tăng 18,91%, trong đó các nhóm ngành hàng tăng mạnh như: Xăng, dầu các loại tăng 54,52%; phương tiện đi lại (trừ ô tô kể cả phụ tùng) tăng 30,56%; doanh thu dịch vụ sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác tăng 29,80%; ô tô con (dưới 9 chỗ ngồi) tăng 28,77%; hàng may mặc tăng 23,27%; đồ dùng, dụng cụ, trang thiết bị gia đình tăng 20,74%; các nhóm ngành hàng còn lại tăng từ 4,81% đến 17,61%.

Như Thuỷ

 

Video tuyên truyền nông thôn mới
THÔNG TIN TRA CỨU

image advertisement

Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1