Đẩy mạnh phát triển ngành dịch vụ hậu cần hỗ trợ tiêu thụ xuất khẩu nông sản
Thời gian qua, các cấp, các ngành, địa phương trên địa bàn tỉnh đã tập trung chỉ đạo phục hồi, thúc đẩy sản xuất nông nghiệp đảm bảo an toàn, không làm đứt gãy chuỗi sản xuất, lưu thông, tiêu thụ nông sản; hỗ trợ hợp tác xã, trang trại, doanh nghiệp từng bước chuyển đổi nông nghiệp số; phát triển nông nghiệp công nghệ cao, an toàn sinh học, liên kết theo chuỗi giá trị, phù hợp thị trường, thích ứng với biến đổi khí hậu; đáp ứng lương thực, thực phẩm trong điều kiện dịch bệnh Covid-19.

 

Tỉnh Sơn La hiện có trên 84.000 ha cây ăn quả các loại, sản lượng ước đạt gần 450.000 tấn/năm. Gồm, một loại cây ăn quả, cây công nghiệp như: Xoài; nhãn; Chuối; Mận;Cà Phê; Chè… Để hỗ trợ người dân tiêu thụ sản phẩm, cùng với đẩy mạnh bán hàng trên kênh thương mại điện tử, ngành dịch vụ hậu cần đang được tỉnh Sơn La chú trọng triển khai nhằm giảm thiểu các chi phí vận hành, giá cước. Trong đó, tỉnh Sơn La đã ban hành Kế hoạch số 172/KH-UBND ngày 19/7/2019 về nâng cao năng lực cung ứng và chất lượng dịch vụ logistics trên địa bàn. Đồng thời, chỉ đạo các sở, ngành nghiên cứu nâng cấp hạ tầng, kêu gọi, thu hút các doanh nghiệp logistics khảo sát, đầu tư, phát triển dịch vụ logistics tại thị trường Sơn La.

Đến nay, tỉnh Sơn La đã dần hình thành hạ tầng logistics một cách đồng bộ với hệ thống giao thông, hệ thống kho bãi, hệ thống hạ tầng thông tin cơ bản kết nối phục vụ lưu trữ, bảo quản, vận chuyển hàng hóa. Toàn tỉnh hiện có khoảng 30 kho lạnh với quy mô nhỏ (dung tích dưới 250 m3/kho) thực hiện bảo quản hàng hóa quả tươi, khoảng 2.500 cơ sở sấy quả tươi nhỏ lẻ với công suất 60.000 tấn quả tươi/niên vụ (chủ yếu sản phẩm nhãn).Trong năm 2021, UBND tỉnh Sơn La đã ban hành Quyết định số 1818/QĐ- UBND ngày 28/7/2021 của UBND tỉnh về quy định nội dung và mức hỗ trợ đầu tư các cơ sở sở chế, chế biến, bảo quản sản phẩm nhẫn và nông sản khác năm 2021. Qua đó, tỉnh đã triển khai hỗ trợ đầu tư 06 kho lạnh, 12 container lạnh, 660 lò sấy hơi, 03 dây dây chuyền máy móc thiết bị phục vụ chế biến nông sản với tổng số tiền hỗ trợ 28 tỷ 165 triệu đồng.

Tính đến tháng 3/2022, tỉnh có 25 cơ sở được cấp mã cơ sở đóng gói quả tươi xuất khẩu Trung Quốc. Phần lớn các cơ sở trên là các hợp tác xã sản xuất, tự đặt hàng nhập bao bì về tiến hành đóng sản phẩm thủ công, không phải các đơn vị logistics hay xuất khẩu chuyên nghiệp. Tuy nhiên, trên địa bàn tỉnh hầu như chưa có cơ sở chuyên sản xuất các vật liệu, sản phẩm phục vụ hoạt động bao trái, đóng gói, xuất khẩu (như thùng xốp, hộp, rành nhựa, túi bao trái...). Hầu hết phải nhập từ các cơ sở sản xuất ngoài tỉnh. Do đó các chi phí có các công đoạn trên còn tương đối lớn (chiếm từ 19 đến trên 22 % giá thành sản xuất của các sản phẩm trái cây xuất khẩu) giá thành sản phẩm.

Sản phẩm nông sản trái cây của tỉnh Sơn La sau khi thu hoạch, phân loại, đóng gói được vận chuyển bằng đường bộ tới các điểm tiêu thụ, các chợ đầu mối tại các tỉnh đồng bằng Bắc Bắc bộ và Bắc Trung Bộ, hoặc vận chuyển qua các cửa khẩu trên địa bàn các tỉnh Lạng Sơn, Lào Cai, Cao Bằng. Hoạt động xuất khẩu chủ yếu được thực hiện dưới hình thức trao đổi cư dân biên giới (xuất khẩu tiểu ngạch). Năm 2021, tỉnh xuất khẩu khoảng trên 14.300 tấn xoài, 3.900 tấn nhãn, 6.600 tấn chuối...chủ yếu trong đó sang thị trường Trung Quốc. Phương tiện vận chuyển nông sản là xe tải, xe container hoặc xe container lạnh (chỉ chiếm tỷ lệ thấp) của doanh nghiệp, hợp tác xã trong tỉnh trực tiếp hoặc thuê đơn vị vận tải độc lập vận chuyển nông sản.

Như Thuỷ

 

Video tuyên truyền nông thôn mới
THÔNG TIN TRA CỨU

image advertisement

Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1