Năm 2025, phấn đấu đưa người lao động của tỉnh Sơn La đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng đạt trên 130%
(sonla.gov.vn) Tính đến nay, toàn tỉnh Sơn La đã có hơn 1.000 lao động đang làm việc tại các thị trường như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan (Trung Quốc),... Việc đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài không chỉ mang lại nguồn thu nhập ổn định cho bản thân và gia đình người lao động, mà còn góp phần tích cực vào phát triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo bền vững tại các địa phương.
anh tin bai
Các đơn vị, địa phương cần thường xuyên phối hợp tổ chức các hoạt động tuyên truyền, tư vấn hướng nghiệp.

Đẩy mạnh triển khai Chỉ thị số 20-CT/TW ngày 12/12/2022 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài trong tình hình mới; Kế hoạch của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc quán triệt, triển khai, thực hiện Chỉ thị số 20-CT/TW. Năm 2025, tỉnh Sơn La ban hành kế hoạch với mục tiêu phấn đấu đưa người lao động của tỉnh Sơn La đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng đạt trên 130% chỉ tiêu giao tại Nghị quyết số 420/NQ-HĐND ngày 05/12/2024 của HĐND tỉnh; 100% người lao động đi làm việc ở nước ngoài được bồi dưỡng kiến thức cần thiết trước khi xuất cảnh; 100% đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn tỉnh đều có lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; tăng tỷ lệ lao động có trình độ, kỹ năng nghề đi làm việc ở nước ngoài nhất là tại các thị trường có thu nhập cao, ổn định, yêu cầu về trình độ chuyên môn kỹ thuật đối với người lao động. Theo số liệu báo cáo, đến ngày 06/5/2025 đã có 154 lao động được hỗ trợ đi làm việc ở nước ngoài.

Để tiếp tục đẩy mạnh hoạt động đưa người lao động của tỉnh Sơn La đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, UBND tỉnh yêu cầu cấp ủy, chính quyền, các cấp, các ngành cần xác định công tác đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng là một giải pháp quan trọng để giải quyết việc làm, tăng thu nhập, giảm nghèo bền vững, góp phần phát triển kinh tế - xã hội địa phương; ban hành kế hoạch, tập trung chỉ đạo thực hiện trên địa bàn. Phân công nhiệm vụ cho các Ban, ngành, đoàn thể; thường xuyên theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, đánh giá để công tác đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng đạt được kết quả, hiệu quả cao nhất, phát triển phong trào đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng ở địa phương.

Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền trực tiếp đến người lao động, tuyên truyền rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng, hệ thống truyền thanh, truyền hình, qua các hội nghị tư vấn, hệ thống thông tin ở cơ sở, qua các tổ chức hội, đoàn thể ở cơ sở,…các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, đặc biệt là tuyên truyền về ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài trong tình hình mới nhằm nâng cao trách nhiệm của các cấp, ngành, đặc biệt là nâng cao nhận thức của người lao động về lợi ích, hiệu quả kinh tế của công tác đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài trong tình hình mới. Đồng thời, khắc phục tình trạng thiếu thông tin trong lĩnh vực đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài bằng việc tăng cường thông tin của các cơ quan quản lý nhà nước, doanh nghiệp, các phương tiện thông tin đại chúng của tỉnh đưa người đi làm việc ở nước ngoài, đơn vị tiếp nhận lao động...

Thường xuyên rà soát, thống kê danh sách người trong độ tuổi lao động có nguyện vọng đi làm việc ở nước ngoài để chủ động phối hợp với Trung tâm Dịch vụ việc làm, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, giáo dục thường xuyên và để có giải pháp cung ứng lao động phù hợp, đồng thời định hướng đào tạo nghề, ngoại ngữ, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu lao động theo nhu cầu của từng thị trường lao động ngoài nước. Xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch đào tạo nghề, bồi dưỡng nâng cao tay nghề, ngoại ngữ cho người lao động sát với nhu cầu của thị trường lao động ngoài nước, giúp người lao động tiếp cận thuận lợi với công việc mới khi sang nước ngoài làm việc. Triển khai thực hiện mô hình liên kết đào tạo ngoại ngữ, kỹ năng nghề, giáo dục định hướng cho người lao động giữa Trung tâm Dịch vụ việc làm, các trường, cơ sở giáo dục nghề nghiệp với doanh nghiệp hoạt dịch vụ đưa lao động 4 đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tham gia quản lý, nắm bắt tình hình thực hiện hợp đồng, hỗ trợ người lao động góp phần sử dụng có hiệu quả nguồn lực lao động này sau khi hết hạn hợp đồng lao động trở về địa phương.

Thực hiện kịp thời, đầy đủ các chính sách hỗ trợ đối với người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi và theo quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan. Thực hiện chính sách hỗ trợ vay vốn đối với người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo hợp đồng theo quy định của pháp luật. Thường xuyên theo dõi tình hình thực hiện hợp đồng lao động, kịp thời giải quyết, hỗ trợ người lao động giải quyết các vấn đề phát sinh trong thời gian làm việc ở nước ngoài, thực hiện tốt công tác bảo hộ công dân, cung cấp đầy đủ thông tin về thị trường lao động, nhu cầu tuyển dụng của người sử dụng lao động để người lao động lựa chọn việc làm phù hợp với kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm, trình độ nghề nghiệp được tích lũy sau quá trình làm việc ở nước ngoài.

Lê Hồng

 

Video tuyên truyền
THÔNG TIN TRA CỨU

image advertisement

Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1