Tập trung quản lý về canh tác trong phát triển nông nghiệp
(sonla.gov.vn) Những năm qua, với nỗ lực tạo sự đột phá trong phát triển nông nghiệp, cùng với việc quản lý chặt chẽ về canh tác, tỉnh Sơn La tạo nên những vùng chuyên canh cây - con với chất lượng cây trồng đạt hiệu quả kinh tế cao, tạo thương hiệu riêng cho nông sản địa phương.

Để đảm bảo quy trình sản xuất, trồng trọt, UBND tỉnh Sơn La đã chỉ đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND các huyện thành phố tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn cơ cấu giống, thời vụ gieo trồng các vụ trong năm; hướng dẫn, chỉ đạo nông dân áp dụng quy trình sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP), quy trình sản xuất nông nghiệp theo hướng hữu cơ...; phổ biến các quy định về nông nghiệp hữu cơ, canh tác trong vùng canh tác hữu cơ trên địa bàn. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao, công nghệ sinh học, nông nghiệp thông minh, đầu tư thâm canh cao, cơ giới hóa sản xuất, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật đối với cây trồng như: sử dụng phân hữu cơ sinh học, tưới tiết kiệm nước,... nâng cao hiệu quả sản xuất, thích ứng với biến đổi khí hậu.

anh tin bai

Việc việc quản lý chặt chẽ về canh tác tạo nên những vùng chuyên canh với chất lượng cây trồng đạt hiệu quả kinh tế cao.

Thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa, hằng năm, trên cơ sở Quyết định ban hành Kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng toàn quốc của Bộ Nông nghiệp; UBND tỉnh Sơn La đã ban hành Kế hoạch chuyển đổi cây trồng trên đất trồng lúa trên phạm vi địa bàn toàn tỉnh và tổng kết báo cáo, đánh giá kết quả thực hiện theo quy định. Kết quả, riêng trong năm 2023, tổng diện tích chuyển đổi 779,76 ha, trong đó: chuyển đổi từ đất lúa nương là 658,7 ha chuyển đổi từ đất lúa ruộng 01 vụ là 90,06 ha; chuyển đổi từ đất lúa ruộng 02 vụ là 31 ha. Việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa từ một số diện tích trồng lúa kém hiệu quả sang trồng các loại cây trồng khác như cây hàng năm (rau màu, ngô…), cây lâu năm (nhãn, xoài, na,…) cho hiệu quả một cách rõ rệt, tạo thu nhập đều hơn so với trồng lúa; đặc biệt các diện tích lúa nương kém hiệu quả chuyển đổi sang trồng cây ăn quả phù hợp với chủ trương của tỉnh, một số loại diện tích cây ăn quả chuyển đổi cho hiệu quả kinh tế cao, đã hình thành được vùng sản xuất cây trồng lớn, tập trung.

Nhằm bảo vệ và sử dụng tầng đất mặt của đất chuyên trồng lúa nước, UBND tỉnh chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường và các cơ quan liên quan thực hiện hướng dẫn, quản lý công tác Bảo vệ và sử dụng tầng đất mặt của đất chuyên trồng lúa nước đối với các chương trình dự án có liên quan đến chuyển đổi diện tích đất trồng lúa sang mục đích phi nông nghiệp theo đúng quy định.

Đẩy mạnh hợp tác, liên kết sản xuất, đến nay toàn tỉnh có 744 hợp tác xã nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, trên 30% hợp tác xã có ứng dụng công nghệ tưới tiết kiệm nước, nhà lưới, nhà kính, áp dụng quy trình sản xuất nông nghiệp tốt. Toàn tỉnh có 12 doanh nghiệp khoa học và công nghệ, trong đó có 11 doanh nghiệp khoa học và công nghệ hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp và tổng số 560 nhà máy, cơ sở chế biến nông sản; có tổng số 230 chuỗi cung ứng nông sản an toàn trong lĩnh vực trồng trọt. Cùng với đó, tỉnh đã thu hút các doanh nghiệp đầu tư xây dựng các nhà máy thực hiện liên kết chế biến sản phẩm rau, quả tại tỉnh.

Tỉnh đã triển khai cấp mã số vùng trồng lĩnh vực trồng trọt trên hệ thống cơ sở dữ liệu Ngành Nông nghiệp. Tính đến tháng 4/2024, toàn tỉnh đã được Cục Bảo vệ thực vật cấp 293 mã số vùng xuất khẩu và 43 cơ sở đóng gói, hiện nay đang duy trì 218 mã số vùng trồng, diện tích 3.181,25 ha cây ăn quả xoài, nhãn, chuối, mận, chanh leo,… với diện tích 3.085,05 ha; và 10 cơ sở đóng gói phục vụ xuất khẩu, trong đó đã thu hồi 82 mã số vùng trồng xuất khẩu và 33 mã số cơ sở đóng gói do không đáp ứng được các điều kiện theo quy định. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Sơn La thẩm định cấp 07 mã số vùng trồng với tổng diện tích 96,2 ha (cây ăn quả, cà phê).

Về canh tác hữu cơ, đến nay toàn tỉnh đã có tổng diện tích được cấp chứng nhận sản phẩm phù hợp tiêu chuẩn nông nghiệp hữu cơ là 187 ha; diện tích được cấp chứng nhận chuyển đổi hữu cơ trên lúa, cây ăn quả 395,5 ha. Tổng diện tích cây trồng sản xuất theo hướng hữu cơ 7.610 ha.

Trong thời gian tới tỉnh Sơn La tiếp tục tập trung quản lý về canh tác trong phát triển nông nghiệp, quy hoạch vùng nuôi trồng theo hướng tập trung để có thể dễ dàng hơn trong việc chăm sóc, áp dụng đồng bộ các phương pháp canh tác, thu hoạch, từ đó mang đến cho người tiêu dùng những sản phẩm có chất lượng cao góp phần nâng cao thu nhập cho người nông dân và nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm nông sản.

Lê Hồng

Video tuyên truyền nông thôn mới
THÔNG TIN TRA CỨU

image advertisement

Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1