Hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã nâng cao năng lực tham gia tiêu thụ nông sản qua các sàn thương mại điện tử
Trong những năm gần đây, tỉnh Sơn La đưa ra nhiều chính sách và giải pháp để hỗ trợ, đẩy mạnh chuyển đổi số và phát triển thương mại điện tử. Các hợp tác xã, hộ nông dân đã tận dụng mạng xã hội, sàn thương mại điện tử để quảng bá, tiêu thụ hàng hóa nông sản. Chất lượng các sản phẩm nông sản được nâng lên và đã có mặt tại hầu hết các sàn thương mại điện tử lớn trong nước.

Thương mại điện tử (e-commerce) là một phương thức kinh doanh trực tuyến, trong đó các giao dịch mua bán hàng hóa và dịch vụ được thực hiện thông qua internet. Trong thương mại điện tử, sản phẩm nông sản là một trong những mặt hàng được bán nhiều trên các sàn thương mại điện tử. Nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hóa nông sản khi tham gia vào các sàn thương mại điện tử ngành nông nghiệp, nông thôn có vai trò đặc biệt quan trọng trong cơ cấu lại ngành nông nghiệp, phát triển nông nghiệp hàng hóa tập trung, quy mô lớn theo hướng hiện đại, giá trị gia tăng cao và bền vững.

anh tin bai

Những năm gần đây các doanh nghiệp, hợp tác xã trên địa bàn tỉnh đã dần tiếp cận

và tiêu thụ sản phẩm qua các sàn thương mại điện tử.

Thời gian qua trong bối cảnh đại dịch Covid-19 việc tham gia vào các sàn thương mại điện tử là tất yếu, là kênh tiêu thụ lớn các sản phẩm nông sản nói chung và nông sản Sơn La nói riêng. Tỉnh Sơn La đã tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại trực tuyến với thị trường trong và ngoài nước; các chương trình Livestream, chương trình bán hàng online, kết nối qua Zalo, Facebook...đẩy mạnh ứng dụng và phát triển thương mại điện tử, hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã tham gia các sàn thương mại điện tử lớn có uy tín trong và ngoài nước như: Sendo, Shopee, Lazada, Alibaba,… đảm bảo cho các chuỗi nông sản hoạt động tốt và không bị đứt gãy trong bối cảnh đại dịch Covid-19, nhờ đó đã giải quyết phần nào việc tiêu thụ nông sản cho bà con trên địa bàn tỉnh.

Bên cạnh công tác tuyên truyền, tỉnh đã triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong việc cung cấp dịch vụ công, bước đầu hình thành mô hình chính quyền điện tử. Đồng thời, đẩy mạnh phát triển cơ sở hạ tầng mạng lưới viễn thông hỗ trợ cho phát triển thương mại điện tử trên địa bàn tỉnh như: Mạng viễn thông di động, Intermet (3G, 4G) rộng khắp trên toàn tỉnh, cơ bản đảm bảo cung cấp các dịch vụ có chất lượng tốt với nhiều loại hình phong phú, đa dạng, bước đầu đáp ứng nhu cầu từ tỉnh đến các huyện, thành phố và các xã, phường, thị trấn, vùng sâu, vùng xa, vùng cao trong tỉnh. Hỗ trợ tích cực cho các doanh nghiệp, hợp tác xã từng bước nâng cấp cơ sở hạ tầng ứng dụng thương mại điện tử gồm: Xây dựng website thương mại điện tử; xây dựng phần mềm quản lý khách hàng hỗ trợ hoạt động sản xuất kinh doanh; hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã xây dựng bộ nhận diện thương hiệu trực tuyến giúp các doanh nghiệp quảng bá, giới thiệu sản phẩm nông sản được rộng rãi hơn; phối hợp với các Bộ, ngành tổ chức các hội nghị trực tuyến xúc tiến thương mại, kết nối tiêu thụ và xuất khẩu các sản phẩm hàng hóa có thế mạnh của tỉnh, nhất là các sản phẩm nông sản có sản lượng lớn như: Nhãn, Xoài, Mận...với các tỉnh thành trong nước và các đối tác tiêu thụ nước ngoài (Trung Quốc, các nước EU...).

Để nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hóa nông sản khi tham gia vào các sàn thương mại điện tử, tỉnh Sơn La tiếp tục đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền các ứng dụng thương mại điện tử trong truy xuất nguồn gốc sản phẩm nông sản, khuyến khích các cơ sở sản xuất tiêu biểu, hệ thống phân phối uy tín tham gia các sàn giao dịch thương mại điện tử, sử dụng các công cụ trong thanh toán điện tử không dùng tiền mặt. Tổ chức đào tạo, tập huấn ngắn hạn cho các doanh nghiệp, hợp tác xã, người dân về thương mại điện tử trên địa bàn tỉnh theo các lĩnh vực kinh doanh; đào tạo lực lượng cán bộ chuyên trách về thương mại điện tử có chuyên môn sâu đáp ứng được công tác quản lý nhà nước về thương mại điện tử, nâng cao năng lực cho đội ngũ thực thi pháp luật về thương mại điện tử. Phát triển các hạ tầng, giải pháp hỗ trợ giao dịch điện tử tích hợp trong thương mại và dịch vụ công; chú trọng phát triển các tiện ích thanh toán trên nền tảng di động, ví điện tử, mã QR code...; đảm bảo an ninh, an toàn thanh toán góp phần thúc đẩy thanh toán điện tử trong giao dịch thương mại điện tử. Hỗ trợ xây dựng website thương mại điện tử cho doanh nghiệp. Tăng cường kiểm soát, nâng cao chất lượng sản phẩm nông sản, bảo đảm sản phẩm đáp ứng yêu cầu về chất lượng và an toàn thực phẩm. Tổ chức triển khai thí điểm mô hình bản chuyển đổi số, xã chuyển đổi số, trong đó, nhiệm vụ trọng tâm là gắn kết phát triển thương mại điện tử với Chương trình quốc gia mỗi xã một sản phẩm.

Lê Hồng

Video tuyên truyền nông thôn mới
THÔNG TIN TRA CỨU

image advertisement

Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1