Hỗ trợ đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn
(sonla.gov.vn) Thực hiện Kế hoạch số 295/KH-UBND ngày 21/12/2022 của UBND tỉnh về Đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2022-2025. Trong năm 2023, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã chủ trì, phối hợp với các đơn vị địa phương tổ chức đào tạo nghề cho lao động nông thôn nhằm nâng cao kỹ năng nghề và hiệu quả phục vụ cho quá trình cơ cấu lại ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, góp phần xoá đói, giảm nghèo bền vững.
anh tin bai

Công tác đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn được chú trọng.

Căn cứ vào kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội của địa phương và nhu cầu học nghề của người lao động, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã lựa chọn các nghề được xem là chủ yếu để đảm bảo việc làm phục vụ cho quá trình cơ cấu lại ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới, thông qua học nghề người học có khả năng tự tạo việc làm tại chỗ qua đó xây dựng các vùng chuyên canh, chuyên con có thế mạnh ở địa phương như: Vùng trồng cây ăn quả: xoài, bưởi, mận, nhãn, cà phê, vùng trồng rau, cà phê,…

Sở đã phối hợp của Trường Cao đẳng Sơn La, UBND xã Chiềng Mung và UBND xã Chiềng Chung trong công tác điều hành và giám sát, trong khóa học số lượng học viên tham gia đầy đủ các buổi học theo như kế hoạch đào tạo. Đội ngũ giáo viên tham gia giảng dạy đúng trình độ chuyên môn với yêu cầu của các lớp nghề. Tài liệu, chương trình giảng dạy trong quá trình tổ chức các lớp dạy nghề cho lao động nông thôn đảm bảo theo quy định tại Thông tư số 43/2015/TT-BLĐTBXH ngày 20/10/2015 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định về đào tạo thường xuyên; Thông tư số 34/2018/TT-BLĐTBXH ngày 26/12/2018 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về sửa đổi, bổ sung một số điều Thông tư số 43/2015/TT-BLĐTBXH ngày 20/10/2015 quy định về đào tạo thường xuyên. Cùng với đó phương pháp dạy học là tích hợp giữa kiến thức với thực hành, thực hành là chính và phương châm dạy học là “cầm tay chỉ việc” đã đạt hiệu quả cao trong công tác đào tạo người lao động, đem lại kiến thức thực tiễn sản xuất cho các học viên. Phần lớn lao động nông thôn khi tham gia các lớp học nghề đã mạnh dạn, chủ động áp dụng khoa học kỹ thuật học được vào phát triển sản xuất, góp phần nâng cao năng xuất và chất lượng sản phẩm nông nghiệp. Công tác dạy nghề đã tạo được uy tín và niềm tin đối với người lao động, góp phần giải quyết việc làm tại chỗ, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

Với hình thức đào tạo thường xuyên dưới 3 tháng. Đến nay các đơn vị đã có 04 lớp lao động nông thôn, tổng số 140 học viên được đào tạo 04 nghề gồm: Kỹ thuật trồng rau an toàn; Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây ăn quả; Kỹ thuật nuôi và phòng trị bệnh cho gia súc; Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây Cà phê.

Các học viên sau khi hoàn thành khoá đào tạo được kiểm tra đánh giá và cấp chứng chỉ theo đúng quy định tại Thông tư số 43/2015/TT-BLĐTBXH ngày 20/10/2015 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; Thông tư số 34/2018/TT-BLĐTBXH ngày 26/12/2018 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Kết quả 100 % học viên được cấp chứng chỉ đào tạo nghề thường xuyên.

Việc hỗ trợ đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động góp phần hình thành đội ngũ nông dân chuyên nghiệp để họ trở thành lực lượng chính trong quá trình phát triển kinh tế nông thôn, xây dựng lực lượng lao động nông thôn có kiến thức, tay nghề cao đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội mới. trong thời gian tới tỉnh tiếp tục tập trung đào tạo cho lao động nông thôn để thực hiện hiệu quả tiêu chí về lao động trong Bộ tiêu chí nông thôn mới và các hợp phần của các chương trình giai đoạn 2021 - 2025 (hợp phần du lịch nông nghiệp, nông thôn, Ocop, chuyển đổi số và phát triển kinh tế nông thôn…); đào tạo nhằm an sinh xã hội và phát triển kinh tế xã hội vùng nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi; đào tạo nhân lực chất lượng cao phục vụ sản xuất nông nghiệp thông minh, nông nghiệp sinh thái, hữu cơ và chuyển đổi số trong nông nghiệp; đào tạo chuyển đổi nghề nghiệp, chuyển một bộ phận lao động nông thôn sang làm nông nghiệp dịch vụ, phục vụ tái cơ cấu ngành nông nghiệp và ứng phó với biến đổi khí hậu, đem lại thêm công ăn việc làm, tạo chuyển biến tích cực, rõ nét hơn về chuyển đổi nghề nghiệp, tạo thêm công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người dân lao động nông nghiệp.

Lê Hồng

 

Video tuyên truyền
THÔNG TIN TRA CỨU

image advertisement

Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1