Vân Hồ chú trọng triển khai Chương trình "Mỗi xã một sản phẩm"
(sonla.gov.vn) Thời gian qua, huyện Vân Hồ luôn chú trọng thực hiện mục tiêu của Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) nhằm khơi dậy tiềm năng, lợi thế khu vực nông thôn, nâng cao thu nhập cho người dân; thúc đẩy kinh tế nông thôn phát triển bền vững, trên cơ sở tăng cường ứng dụng Chuyển đổi số và kinh tế tuần hoàn, bảo tồn các giá trị văn hóa, quản lý tài nguyên, bảo tồn đa dạng sinh học, cảnh quan và môi trường.

Thực hiện Chương trình "Mỗi xã một sản phẩm", huyện Vân Hồ đã có 7 sản phẩm đặc trưng của địa phương được công nhận sản phẩm OCOP. Huyện hướng dẫn, hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã (HTX) tổ chức sản xuất, phát triển sản phẩm OCOP theo 6 nhóm sản phẩm, ưu tiên các sản phẩm nông nghiệp, phi nông nghiệp, dịch vụ, sản phẩm chủ lực, đặc trưng, có lợi thế ở mỗi địa phương theo hướng phát huy nội lực, giá trị gia tăng gắn với phát triển cộng đồng. Khuyến khích các chủ thể sản xuất đầu tư đổi mới, ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến trong sản xuất, sơ chế, bảo quản, chế biến sản phẩm, nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và đáp ứng nhu cầu thị trường. Đồng thời, huyện xây dựng các mô hình phát triển vùng nguyên liệu gắn với sản phẩm OCOP theo chuỗi giá trị.

anh tin bai

Vân Hồ chú trọng triển khai Chương trình "Mỗi xã một sản phẩm"

Riêng trong năm 2023, 6 sản phẩm OCOP của huyện Vân Hồ đã được công nhận đạt hạng 3 sao, 4 sao đăng ký tham gia đánh giá lại, nâng hạng sản phẩm, gồm: Gạo tẻ râu Song Khủa của HTX Lúa tẻ râu Song Khủa; măng nứa sấy khô của HTX Nông nghiệp Trung tâm Tân Xuân 269; măng hốc muối chua của HTX Sản xuất và Chế biến Măng sạch Xuân Nha; trà matcha và trà sencha của Công ty Cổ phần Chè Chiềng Đi; mật ong bánh tổ của Công ty TNHH Mật ong Vân Hồ. Huyện tổ chức đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP đảm bảo chặt chẽ, đúng quy định, đặc biệt là đánh giá hiệu quả sản xuất về giá trị, sản lượng, tiêu chuẩn chất lượng.

Từ năm 2017 đến năm 2022, tổng nguồn vốn hỗ trợ thực hiện các sản phẩm OCOP huyện Vân Hồ trên 4 tỷ đồng. Huyện tiếp tục lồng ghép các chính sách hỗ trợ của Nhà nước (liên kết chuỗi giá trị; dây chuyền, trang thiết bị phục vụ sản xuất; đào tạo nghề; xây dựng nhãn hiệu, thiết kế mẫu mã, truy xuất nguồn gốc; chính sách tín dụng…) để hỗ trợ chủ thể triển khai phương án sản xuất kinh doanh. Tăng cường nâng cao năng lực cho chủ thể OCOP về đổi mới hình thức tổ chức sản xuất, kỹ năng quản trị, xây dựng phương án sản xuất kinh doanh, tiếp cận nguồn vốn; đổi mới, sáng tạo sản phẩm; quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm;...

Thời gian tới, huyện tiếp tục phấn đấu phát triển mới 6 sản phẩm OCOP. Triển khai thực hiện mô hình thí điểm gắn với vùng nguyên liệu đặc trưng bản địa, nâng cao năng lực chế biến gắn với phát triển OCOP. Phấn đấu hình thành 1 điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP, sản phẩm đặc sản của huyện. Có ít nhất 50% số chủ thể OCOP tham gia vào các kênh bán hàng hiện đại (hệ thống siêu thị, cửa hàng tiện lợi; sàn giao dịch thương mại điện tử; xuất khẩu…).

Như Thuỷ

Họ tên no image
no image
Tiêu đề no image
Nội dung no image
Mã kiểm tra no image
Video tuyên truyền
THÔNG TIN TRA CỨU

image advertisement

Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1