Phát triển nhãn hiệu mật ong Sơn La
Được công nhận là một trong những sản phẩm OCOP từ năm 2019, mật ong Sơn La được đánh giá là một sản phẩm đặc trưng của địa phương có giá trị cao. Năm 2014, mật ong Sơn La đã được Cục Sở hữu trí tuệ cấp Bằng chứng nhận nhãn hiệu tập thể. Hiện nay, mật ong Sơn La không những có mặt thị trường trong nước mà còn vươn ra thị trường quốc tế như Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan...
anh tin bai

Sản phẩm mật ong Sơn La được người tiêu dùng ưa chuộng.

Mật ong là đặc sản quý giá của Sơn La đã có từ rất lâu. Với khí hậu ôn hòa, hoa trái quanh năm, diện tích hàng ngàn hecta cây ăn quả, cây công nghiệp cùng những cánh rừng bạt ngàn các loại hoa cỏ tự nhiên cho mật và phấn hoa có chất lượng tốt giúp cho mật ong Sơn La thơm ngon đặc biệt. Mật ong Sơn La được thu hoạch bằng phương pháp thủ công nên giữ nguyên hương thơm, vị ngọt tự nhiên và hoàn toàn nguyên chất, mang hương vị đặc biệt của các loài hoa rừng. Những năm gần đây, nhờ áp dụng khoa học kỹ thuật trong việc nuôi, chăm sóc đàn ong, đảm bảo chất lượng mật khai thác, thực hiện tốt khâu bảo quản sản phẩm, mật ong Sơn La ngày càng đạt chất lượng tốt hơn, giữ được lâu hơn, đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng theo quy định. 

Hiện nay, toàn tỉnh có 6 hợp tác xã, 1 chi hội nuôi ong và gần 2.100 hộ nuôi ong mật, với tổng số hơn 81.000 đàn ong nội và ong ngoại. Một năm, trên địa bàn tỉnh có 7 mùa hoa để ong lấy mật. Người nuôi ong hiểu rõ kỹ thuật chăm sóc đàn ong và nắm được thời gian các mùa hoa trong năm, thì một đàn ong có thể cho sản lượng từ 40-50 kg mật/năm. Với giá bán 200 nghìn đồng/kg mật ong và 110-120 triệu đồng/tấn phấn hoa thì việc thu hồi vốn nuôi ong chỉ chưa đến một năm sau đầu tư. Năm 2022, sản lượng mật thu được khoảng 3.600 tấn. Giá trị từ nuôi ong và các phụ phẩm từ nuôi ong trong toàn tỉnh ước đạt 230-250 tỷ đồng. Qua đánh giá, có 90% số hộ nuôi ong có thu nhập từ 80 đến 200 triệu đồng/năm và 10% số hộ có thu nhập từ 500 triệu đồng đến 1 tỷ đồng/năm từ nghề nuôi ong lấy mật.

Năm 2023, Tỉnh Sơn La triển khai tổ chức trao đổi kinh nghiệm nuôi ong giữa các hộ nuôi ong các huyện, thành phố, đổi mới phương pháp chuyển giao tiến bộ kỹ thuật phù hợp với nhu cầu của các hộ nuôi ong, góp phần nâng cao chất lượng mật ong gắn với tiêu thụ sản phẩm... Phối hợp xúc tiến thương mại, giúp hộ nuôi ong tiếp cận với giao dịch và quảng bá sản phẩm mật ong theo công nghệ 4.0. Tham gia quảng bá nông sản tại các hội chợ được tổ chức trong và ngoài tỉnh. Phấn đấu toàn tỉnh có khoảng 90.000 đàn ong, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh.

Lê Hồng

Họ tên no image
no image
Tiêu đề no image
Nội dung no image
Mã kiểm tra no image
Video tuyên truyền nông thôn mới
THÔNG TIN TRA CỨU

image advertisement

Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1