Hỗ trợ quản lý mã số vùng trồng phục vụ xuất khẩu, phát triển thương hiệu nông sản của tỉnh
(sonla.gov.vn) Mã số vùng trồng là mã định danh cho một vùng trồng trọt nhằm giúp cơ quan chức năng và người tiêu dùng dễ dàng truy xuất nguồn gốc, xác định quy trình sản xuất của nông sản. Việc mã hóa vùng trồng đặt ra yêu cầu người nông dân cần chuẩn hóa quá trình chăm sóc, quản lý cây trồng, diện tích trồng, đưa ra quy trình chuẩn trong chăm sóc, cảnh báo tình hình dịch bệnh, danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng và ước lượng năng suất… Từ đó, cây trồng cho năng suất cao, chất lượng tốt, đáp ứng được tiêu chuẩn của những thị trường khó tính nhất. 
anh tin bai

Năm 2024 trên địa bàn tỉnh duy trì 69 mã số vùng trồng Xoài.

Năm 2024, trên địa bàn tỉnh đang duy trì 213 mã số vùng trồng trong đó: 202 mã số vùng trồng xuất khẩu tổng diện tích là 2.963,55 ha; 11 mã số vùng trồng lĩnh vực trồng trọt tổng diện 150,45 ha. Trong 202 mã số vùng trồng xuất khẩu có 116 mã số xuất khẩu sang Trung Quốc; 30 mã số xuất khẩu sang Hoa Kỳ; 41 mã số xuất khẩu sang Úc; 09 mã số xuất khẩu sang Newziland; 03 mã số xuất khẩu sang EU; 03 mã số xuất khẩu sang các thị trường khác. Các loại cây trồng được cấp mã số xuất khẩu gồm: Xoài 69 mã số, nhãn 108 mã số, chuối 16 mã số, mận 05 mã số, mắc ca 01 mã số, thanh long 01 mã số, chanh leo 02 mã số.

Trong 11 mã số vùng trồng lĩnh vực trồng trọt gồm: Mận 02 mã số, nhãn 02 mã số, xoài 02 mã số, cà phê 01 mã số, rau và dâu tây 01 mã số, lúa 01 mã số, măng tre bát độ 02 mã số. Toàn tỉnh đang duy trì 08 mã số cơ sở đóng gói nông sản, trong đó: Thành phố Sơn La 04 mã số, Mai Sơn 01 mã số, Yên Châu 01 mã số, Mộc Châu 02 mã số. Các sản phẩm đóng gói gồm nhãn, xoài, mắc ca, chanh leo.

Trong năm 2024, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp tục phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ xây dựng thương hiệu chỉ dẫn địa lý bảo hộ các sản phẩm nông sản được tỉnh quan tâm triển khai thực hiện, tính đến nay có 29 sản phẩm nông sản mang địa danh của tỉnh được cấp văn bằng bảo hộ. Trong đó: 03 sản phẩm Cà phê Sơn La, chè Shan tuyết Mộc Châu, quả Xoài tròn của huyện Yên Châu được bảo hộ dưới hình thức chỉ dẫn địa lý, trong đó sản phẩm chè Shan tuyết Mộc Châu đã được bảo hộ tại thị trường Thái Lan năm 2017 và theo cam kết tại hiệp định EVFTA giữa Việt Nam và liên minh Châu Âu có hiệu lực vào tháng 7 năm 2020, sản phẩm chè Shan Tuyết và sản phẩm Xoài tròn Yên Châu được bảo hộ tại thị trường Châu Âu; 24 sản phẩm nông sản được bảo hộ dưới hình thức nhãn hiệu chứng nhận: Chè Olong Mộc Châu, Rau an toàn Mộc Châu, Nhãn Sông Mã, Cam Phù Yên, Táo Sơn tra, Bơ Mộc Châu, Na Mai Sơn, Chè Phổng Lái Thuận Châu, Nếp Mường Và Sốp Cộp, Chanh leo Sơn La, Mận Sơn La, Rau an toàn Sơn La, Nhãn Sơn La, Bơ Sơn La, Xoài Sơn La, Mía tím Sông Mã, Rau an toàn Vân Hồ, Cá Tầm Sơn La, Cá Sông Đà Sơn La, Chuối Yên Châu Sơn La, Gạo Phù Yên, Rượu Hang Chú Bắc Yên và Chè Tà Xùa Bắc Yên, Thanh long Sơn La; 02 sản phẩm Mật ong Sơn La và Khoai sọ Thuận Châu được bảo hộ dưới hình thức nhãn hiệu tập thể.

Trước những yêu cầu ngày càng chặt chẽ về quản lý chất lượng nông sản, trong thời gian tới ngành Nông nghiệp tỉnh Sơn La tiếp tục tăng cường thiết lập, quản lý, giám sát mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói phục vụ xuất khẩu trên địa bàn tỉnh; hướng dẫn các địa phương lập danh sách vùng trồng và cơ sở đóng gói đã được cấp mã số có nhu cầu xuất khẩu trong niên vụ hàng năm để thực hiện kiểm tra, giám sát; tăng cường hướng dẫn kỹ thuật sản xuất tại các mã số trồng phục vụ xuất khẩu. Đồng thời, rà soát những cơ sở sản xuất không đảm bảo theo quy định sẽ bị thu hồi hoặc bị hủy mã số do không đáp ứng tiêu chuẩn, tránh việc lợi dụng mã ảnh hưởng đến thương hiệu, uy tín, sản phẩm nông sản địa phương.

Lê Hồng

Video tuyên truyền
THÔNG TIN TRA CỨU

image advertisement

Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1