Chú trọng phát triển cây ăn quả theo hướng bền vững
Thời gian qua, tỉnh Sơn La chú trọng triển khai chủ trương phát triển nông nghiệp trong đó xác định trồng cây ăn quả, cây công nghiệp hàng hóa nông sản là khâu đột phá trong phát triển kinh tế nông lâm nghiệp, tăng hiệu quả kinh tế, tạo việc làm và góp phần đảm bảo môi trường sinh thái; từng bước giảm diện tích canh tác cây lương thực trên đất dốc, xây dựng chuỗi liên kết sản xuất đối với cây trồng; tiếp cận và ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, hình thành những sản phẩm hàng hoá tập trung, tạo ra sản phẩm quả có năng suất, chất lượng và giá trị cạnh tranh cao đáp ứng nhu cầu tiêu thụ, chế biến và xuất khẩu.

Tổng diện tích cây ăn quả đến năm 2022 là 83.001 ha; sản lượng quả thu hoạch 352.512 tấn, so với năm 2013 diện tích cây ăn quả tăng 358,59%, sản lượng tăng 270,57 % (257.387,3 tấn); giai đoạn 2013 - 2022 tỉnh Sơn La thực hiện trồng mới, chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ cây lương thực trên đất dốc, cây trồng kém hiệu quả sang trồng cây ăn quả 64.898 ha cho hiệu quả kinh tế cao hơn. Một số cây ăn quả chính có giá trị hàng hóa lớn và đã hình thành các vùng sản xuất tập trung như Nhãn (huyện Sông Mã, Mai Sơn, Yên Châu); Xoài đặc sản (huyện Yên Châu); Na (huyện Mai Sơn); Mận, Bơ (huyện Mộc Châu), Sơn tra (huyện Mường La, Bắc Yên, Thuận Châu), một số cây trồng chủ yếu: 19.997 ha cây Nhãn, sản lượng đạt 107.106 tấn. So với cùng kỳ năm 2013 diện tích tăng 167,8% (12.530 ha), sản lượng tăng 214,8% (73.082 tấn), giá trị sản xuất nhãn đạt 124,5 -300 triệu đồng/ha;19.944 ha Xoài, sản lượng năm 2022 đạt 46.677 tấn. So với cùng kỳ năm trước tăng 210,3% (13.516 ha); sản lượng thu hoạch đạt 46.677 tấn, so với năm 2013 sản lượng tăng 315,9% (35.453 tấn), cho giá trị sản xuất đạt 98,4 - 200 triệu đồng/ha; 830 ha Na, tổng sản lượng đạt 3.111 tấn, so với năm 2013 diện tích tăng mạnh 528,8% (698 ha), sản lượng tăng 1.149,3% (2.862 tấn), giá trị sản xuất đạt 335 - 900 triệu đồng/ha/năm; 755 ha Chanh leo, so với cùng kỳ năm trước giảm diện tích tăng 100% (755 ha), sản lượng thu hoạch đạt 7.203 tấn cho giá trị sản xuất đạt 125 - 255 triệu đồng/ha/năm…

anh tin bai

Hiện nay trên địa bàn tỉnh Sơn La đang hỗ trợ duy trì, phát triển 261 chuỗi cung ứng thực phẩm nông sản, thủy sản an toàn

Toàn tỉnh có 744 hợp tác xã nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, trên 30% hợp tác xã có ứng dụng công nghệ tưới tiết kiệm nước, nhà lưới, nhà kính, áp dụng quy trình sản xuất nông nghiệp tốt. Hiện có 12 doanh nghiệp khoa học và công nghệ, trong đó có 11 doanh nghiệp khoa học và công nghệ hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, bằng 91,7% tổng số doanh nghiệp khoa học và công nghệ trên địa bàn tỉnh. UBND tỉnh đã Công nhận vùng sản xuất 3 vùng ứng dụng công nghệ cao: Chi nhánh Tổng Công ty chè Việt Nam - Công ty Cổ phần tại Sơn La -  Vinatea Mộc Châu với diện tích chứng nhận 329,64 ha (gồm 1.179 hộ gia đình, cá nhân liên kết sản xuất); 02 vùng ứng dụng công nghệ cao cho cà phê với diện tích 1.039,5 ha, 1.560 hộ gia đình tham gia.

Việc phát triển loại cây ăn quả ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn tỉnh (Xoài, Nhãn, Cam, Bơ, Na, Chanh leo, Hồng, Lê…) được quan tâm triển khai; rà soát chuyển một phần diện tích đất trồng cây lương thực năng suất, hiệu quả thấp và diện tích đất dốc, đất trồng đồi trọc sang trồng cây ăn quả được 33.189 ha; xác định các vùng phát triển vùng nguyên liệu quả gắn với nhà máy chế biến quả trên địa bàn tỉnh, phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Khuyến khích trồng xen một số loài cây dưới tán cây ăn quả như trồng dược liệu dưới tán cây ăn quả; trồng một số cây trồng hàng năm trong vườn cây ăn quả ở giai đoạn kiến thiết cơ bản… Trong năm 2022, một số huyện trồng thí điểm 1 số cây mới như huyện Mộc Châu trồng thí điểm 3 ha Sầu riêng và 57 ha Lê, Quỳnh Nhai trồng mới 23 ha Lê, Mai Sơn trồng nhiều giống na mới như: Na SR-1, Na Hoàng hậu, Na Dứa,… mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân.

Diện tích cây trồng áp dụng quy trình sản xuất nông nghiệp tốt và các tiêu chuẩn tương đương đạt: 5.041 ha; diện tích cà phê áp dụng 4C, UTZ: 16.542,9 ha cho 14.148 hộ gia đình. Sản lượng sản phẩm sản xuất áp dụng VietGAP hoặc GAP khác: 3.098 tấn/năm. Sản lượng mật ong sản xuất áp dụng VietGAP hoặc GAP khác: 364 lít/năm; Diện tích được cấp chứng nhận sản phẩm phù hợp tiêu chuẩn nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn tỉnh là 187 ha, diện tích được cấp chứng nhận chuyển đổi hữu cơ 395,9 ha. Toàn tỉnh Sơn La hiện có 221 vùng trồng cây ăn quả xuất khẩu nhãn 117 vùng trồng; xoài 77 vùng trồng; chuối 19 vùng trồng; mận 5 vùng trồng; thanh long 02 vùng trồng; Mắc ca 01 vùng trồng. Với tổng số 281 mã số vùng trồng Úc: 56 mã vùng trồng; New Zealand; 13 mã vùng trồng; Mỹ: 47 mã số vùng trồng; Trung Quốc: 159 mã số vùng trồng; EU: 03 mã số vùng trồng và 03 mã số vùng trồng thị trường khác. Tổng diện tích được gắn mã số: 4.608,45 ha và 34 cơ sở đóng gói phục vụ xuất khẩu.

Hiện nay trên địa bàn tỉnh Sơn La đang hỗ trợ duy trì, phát triển 261 chuỗi cung ứng thực phẩm nông sản, thủy sản an toàn. Trong đó: 37 chuỗi rau an toàn, diện tích 230 ha, sản lượng 10.913 tấn/năm; 166 chuỗi quả an toàn (xoài, nhãn, mận, chanh leo, bơ, cam, bưởi, dâu tây, thanh long...) diện tích 3.657 ha, sản lượng 44.720 tấn/năm; 02 chuỗi cà phê diện tích 66 ha, sản lượng 632 tấn/năm; 09 chuỗi chè diện tích 527 ha, sản lượng 7.515 tấn/năm; 02 chuỗi gạo diện tích 130 ha, sản lượng 1.930 tấn/năm; 44 chuỗi chăn nuôi, thủy sản. Tổng số sản phẩm OCOP cuả tỉnh là 110 sản phẩm trong đó 01 sản phẩm 05 sao; 48 sản phẩm 04 sao; 61 sản phẩm 3 sao (tăng 27 sản phẩm so với năm 2021). Tiêu biểu như sản phẩm: Cà phê bột nguyên chất, AraTay Coffee, Coffee Arabica Minh Trí; Cốc gỗ ON's house, Hương trầm Thanh Xuyến, Mật ong đá Chiềng Lao, Trà xanh mây, Thịt trâu gác bếp biên cương; Khu du lịch sinh thái Thác Dải Yếm...

Toàn tỉnh hiện có 24 sản phẩm mang địa danh của tỉnh Sơn La được Cục Sở hữu trí tuệ cấp văn bằng bảo hộ (Trong đó: Chỉ dẫn địa lý: 3 sản phẩm; Nhãn hiệu chứng nhận: 18 sản phẩm; Nhãn hiệu tập thể: 3 sản phẩm), trong đó có 02 sản phẩm được bảo hộ tại nước ngoài (chè Shan Tuyết và xoài tròn Yên Châu được bảo hộ tại Châu Âu theo hiệp định EVFTA có hiệu lực từ tháng 7/2020; sản phẩm chè Shan Tuyết được bảo hộ tại Thái Lan năm 2017).

Bên cạnh đó, trên địa bàn toàn tỉnh có 560 nhà máy, cơ sở chế biến nông sản (trong đó có 17 nhà máy, 543 cơ sở). Trên địa bàn tỉnh Sơn La đã thu hút các doanh nghiệp đầu tư các nhà máy chế biến sản phẩm rau, quả tại tỉnh, gồm: Nhà máy chế biến chanh leo, rau, củ, quả xuất khẩu của Tập đoàn Nafoods tại huyện Mộc Châu; Nhà máy Bảo quản và chế biến sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao của Tập đoàn IC Food Hàn Quốc tại huyện Vân Hồ; Nhà máy Chế biến hoa quả tươi và thảo dược Vân Hồ của Tập đoàn TH tại huyện Vân Hồ; Trung tâm Chế biến rau quả DOVECO Sơn La của Công ty cổ phần Thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao.

Để kết nối tiêu thụ, xuất khẩu quả, tỉnh Sơn La đã mời một số doanh nghiệp có thế mạnh về chế biến, xuất khẩu quả trên toàn quốc tham gia hội thảo, khảo sát vùng nguyên liệu quả, làm việc, đề xuất giải pháp giao cho Doanh nghiệp trong tỉnh là đầu mối trong việc xuất khẩu quả xoài, nhãn sang thị trường Trung Quốc trên địa bàn tỉnh. Ngoài ra, một số công ty, doanh nghiệp tham gia thu mua quả xuất khẩu sang một số thị trường Australia, Mỹ, Nhật, Hàn Quốc, Dubai, UAE, Trung Quốc, Campuchia,… sản phẩm quả của tỉnh được thị trường các nước chấp nhận. Ngoài ra, Công ty cổ phần Nafood Tây Bắc trực tiếp xuất khẩu quả chanh leo sang Pháp, Trung Quốc....

Về liên kết trong tiêu thụ sản lượng quả được thực hiện trên 3 kênh (trong tỉnh, trong nước và xuất khẩu) số lượng quả sản xuất ra được bán trực tiếp cho doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ chức, cá nhân thông qua hợp đồng tiêu thụ để phục vụ chế biến chiếm tỷ lệ nhỏ so với sản lượng rau, quả sản xuất ra. Các sản phẩm quả sản xuất ra được bán trực tiếp cho doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ chức và cá nhân tiêu thụ trong tỉnh; thị trường trong nước tiêu thụ vào được chuỗi phân phối của các siêu thị lớn như: Vinmart, Big C, Lotte, Hapro… với số lượng lớn; ngoài ra rau, quả còn được tiêu thụ tại các tỉnh như: Lạng Sơn, Quảng Ninh, Hải Phòng, Nam Định, Thanh Hóa,... Năm 2022 các sản phẩm hàng hóa của tỉnh đã giới thiệu, xuất khẩu sang thị trường 21 nước và vùng lãnh thổ với giá trị nông sản, thực phẩm tham gia xuất khẩu ước đạt 163,17 triệu USD, tăng 8,75% so với năm 2021, Tổng sản lượng nông sản xuất khẩu: 159.324 tấn (Trong đó: Quả các loại 18.524 tấn và nông sản chế biến và nông sản khác: 140.800 tấn tấn).

Như Thuỷ

Video tuyên truyền
THÔNG TIN TRA CỨU

image advertisement

Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1