Phù Yên thực hiện hiệu quả Nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX về phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc
Trong những năm qua được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước; sự lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của cấp uỷ, chính quyền địa phương cùng với sự nỗ lực cố gắng của nhân dân các dân tộc trên địa bàn, đời sống vật chất, tinh thần, điều kiện sinh hoạt, sản xuất của nhân dân trên địa bàn huyện Phù Yên có những chuyển biến tích cực; nhiều chính sách dân tộc của Đảng, Nhà nước được đồng bào ủng hộ và thực hiện có hiệu quả, bộ mặt nông thôn vùng đồng bào sinh sống có nhiều khởi sắc.

Huyện uỷ, Hội đồng nhân dân, UBND huyện đã lãnh đạo, chỉ đạo triển khai có hiệu quả các chương trình, chính sách đầu tư vào vùng dân tộc thiểu số, nhất là ở các xã, bản đặc biệt khó khăn, đạt được nhiều kết quả quan trọng. Kết cấu hạ tầng dần được cải thiện theo hướng đồng bộ; cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển mạnh theo hướng sản xuất hàng hóa; đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào các dân tộc không ngừng được cải thiện; văn hóa truyền thống được giữ gìn, phát huy; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo; hệ thống chính trị cơ sở được củng cố, kiện toàn; quyền bình đẳng giữa các dân tộc cơ bản được bảo đảm; khối đại đoàn kết giữa các dân tộc tiếp tục được củng cố, đồng bào các dân tộc luôn tin tưởng và thực hiện tốt chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, đến hết năm 2021 các chỉ tiêu đều đạt, vượt kế hoạch đề ra.

Dưới sự lãnh đạo của Huyện uỷ, UBND huyện xây dựng Kế hoạch triển khai thực hiện Nghị quyết số 09-NQ/HU ngày 16/6/2002 của Ban Thường vụ Huyện ủy thực hiện Nghị quyết số 23-NQ/TW ngày 12/3/2002 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX về phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc vì dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Phối hợp với Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc các đoàn thể, UBND các xã, Thị trấn tổ chức chức quán triệt, phổ biến, tuyên truyền nội dung Nghị quyết sâu rộng đến cán bộ, đảng viên và nhân dân. Đồng thời lồng ghép tuyên truyền các văn bản của Trung ương, tỉnh, huyện về phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc; tuyên truyền đến cán bộ, đảng viên, nhân dân bằng nhiều hình thức đa dạng, phong phú phù hợp với từng nhóm đối tượng. Chỉ đạo Phòng Văn hoá, Trung tâm truyền thông văn hóa phối hợp các cơ quan, đơn vị xây dựng các chuyên trang, chuyên mục, tin, bài, phóng sự... về gương người tốt, việc tốt, dân vận khéo, các mô hình phát triển kinh tế tiêu biểu, gương các gương điển hình trong các tầng lớp nhân dân về làm kinh tế giỏi, về thực hiện tốt việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.

Những năm qua, bằng nhiều nguồn lực huyện đã tập trung đầu tư toàn diện vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Từ đó bộ mặt nông thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số có nhiều thay đổi, sản xuất nông nghiệp phát triển, đời sống đồng bào ngày càng khá hơn. Nhiều hộ đồng bào dân tộc thiểu số đã biết tận dụng đất đai, lao động, các điều kiện khác để đầu tư phát triển sản xuất hàng hóa, đa dạng về giống cây trồng, vật nuôi, một số vùng chuyên canh cây ăn quả có múi, cây chè .để tăng thu nhập và làm giàu. Tổng sản lượng lương thực năm sau cao hơn năm trước; xuất hiện nhiều mô hình kinh tế mang lại hiệu quả cao. Các chính sách về trợ giá, hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm, hỗ trợ tín dụng tạo điều kiện giảm chi phí đầu vào cho sản xuất nâng cao thu nhập cho đồng bào dân tộc thiểu số. Đến nay số hộ nghèo đồng bào dân tộc thiểu số giảm đáng kể, hộ khá, giàu tăng lên hàng năm, đến cuối năm 2021 giảm còn còn 6,2%, không còn hộ đói, 100% số xã có điện Quốc gia, trên 98,6% số hộ đồng bào dân tộc thiểu số được dùng điện; 100% số xã có đường ôtô đến trung tâm xã, nhiều bản vùng sâu, vùng xa đã có đường bê tông.

Sự nghiệp giáo dục, đào tào tạo của huyện không ngừng phát triển. Đến nay các xã có đông đồng bào dân tộc thiểu số đều có mạng lưới trường lớp từ mầm non đến trung học cơ sở; hệ thống các trường cơ bản đã được kiên cố hóa, đảm bảo đủ phòng học. Giáo dục mầm non được trú trọng tại các xã vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, lực lượng giáo viên tại chỗ, giáo viên là người dân tộc thiểu số được tăng cường. Từ năm 2002 đến nay có 35 trường đạt chuẩn quốc gia. Hệ thống các trường trung học phổ thông, trường phổ thông dân tộc nội trú huyện được được đầu tư, đáp ứng yêu cầu giáo dục của từng cấp học.

Về y tế: 100% số xã có trạm y tế, 100% bản, tiểu khu có nhân viên y tế. Các chương trình y tế quốc gia, y tế cộng đồng được thực hiện tốt, khoảng 67% trẻ em trong độ tuổi được tiêm đủ 6 loại vác xin phòng ngừa các bệnh cơ bản; tỷ lệ trẻ dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng giảm còn 13%. Đại đa số đồng bào dân tộc thiểu số được sử dụng muối i ốt phòng, chống bệnh bướu cổ. các loại dịch bệnh nguy hiểm cơ bản được ngăn chặn; thực hiện chính sách ưu tiên miễn giảm viện phí, cấp thẻ bảo hiểm y tế cho người nghèo trong năm 2022 là 1.604 người.

Về văn hóa: 100% xã được phủ sóng phát thanh truyền hình; 100% bản, tiểu khu có loa truyền thanh, các chương trình phủ sóng phát thanh truyền thanh, truyền hình triển khai hiệu quả, có 100% số hộ xem được truyền hình, 100% số hộ nghe được đài phát thanh. Duy trì thời lượng phát sóng truyền hình và truyền thanh bằng tiếng dân tộc 4 lần/tuần; tăng cường đưa tin bài và nâng cao chất lượng các tin bài, bản tin trên sóng phát thanh truyền hình tỉnh và huyện; thực hiện tốt việc cấp một số báo, tạp trí đến cơ sở, 100% xã có trạm bưu điện và điểm bưu điện văn hóa được tranh bị máy tính.

Huyện đã tập trung nguồn vốn, lồng ghép các chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn để xây dựng công trình hạ tầng thiết yếu, xóa nhà tạm, giải quyết đất sản xuất cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số còn thiếu đất. Tổ chức hướng dẫn cho hộ nghèo cách làm ăn, hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, hỗ trợ vốn và cho vay vốn ưu đãi để phát triển sản xuất; miễn giảm và hỗ trợ học phí cho học sinh.

Như Thuỷ

 

Họ tên no image
no image
Tiêu đề no image
Nội dung no image
Mã kiểm tra no image
Video tuyên truyền
THÔNG TIN TRA CỨU

image advertisement

Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1