Tỉnh Sơn La tập trung thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới
Có thể thấy Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới (NTM) có đóng góp to lớn trong việc thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu kinh tế - xã hội. Tỉnh Sơn La sau 3 năm triển khai thực hiện Chương trình MQTG xây dựng Nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025, tốc độ tăng trưởng khu vực Nông -  Lâm - Thủy sản bình quân giai đoạn 2021 - 2023 tăng nhanh, đã hình thành nhiều vùng sản xuất chuyên canh rộng lớn. Đời sống của cư dân nông thôn được cải thiện, tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh, năm 2022 còn 17,83%; thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn 23,04 triệu đồng/người/năm; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở nông thôn được giữ vững.
anh tin bai

Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM trên địa bàn tỉnh được sự ủng hộ của các tổ chức chính trị - xã hội.

Đến tháng 6/2023, toàn tỉnh Sơn La có 59 xã đạt chuẩn nông thôn mới, 05 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, 129 số xã đạt dưới 15 tiêu chí, thu nhập bình quân của người dân nông thôn đạt 23 triệu đồng/năm. Thành phố Sơn La hoàn thành nhiệm vụ xây dựng Nông thôn mới. Huyện Quỳnh Nhai đạt 3/9 tiêu chí. 08 bản thuộc các xã đặc biệt khó khăn khu vực biên giới, vùng núi được công nhận đạt chuẩn Nông thôn mới theo các tiêu chí Nông thôn mới do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định. Toàn tỉnh có 63/188 xã đạt tiêu chí về quy hoạch. Phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội, cơ bản đồng bộ, hiện đại, đảm bảo kết nối nông thôn - đô thị và kết nối các vùng miền. Toàn tỉnh hiện có 2.697 công trình thuỷ lợi, 1.791 công trình cấp nước sạch nông thôn. Cơ sở hạ tầng phòng chống thiên tai năm 2022 được quan tâm đầu tư, một số dự án đang triển khai thi công.

Tỉnh tiếp tục thực hiện có hiệu quả cơ cấu lại ngành nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn; triển khai mạnh mẽ Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) nhằm nâng cao giá trị gia tăng, phù hợp với quá trình chuyển đổi số, thích ứng với biến đổi khí hậu; phát triển mạnh ngành nghề nông thôn; phát triển du lịch nông thôn; nâng cao hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã; hỗ trợ các doanh nghiệp khởi nghiệp ở nông thôn; nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn... góp phần nâng cao thu nhập người dân theo hướng về vững; Chương trình phát triển du lịch nông thôn trong xây dựng NTM; Chương trình Chuyển đổi số trong xây dựng NTM; Chương trình tăng cường bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm và cấp nước sạch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới; Chương trình khoa học và công nghệ phục vụ xây dựng NTM. Đến nay, tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (giá so sánh năm 2010) ngành Nông, lâm nghiệp, thuỷ sản đạt 15.190,5 tỷ đồng, tăng 2,2% so với năm 2021; có 103 sản phẩm OCOP đã được chứng nhận, 769 hợp tác xã, trong đó trên 30% hợp tác xã có ứng dụng công nghệ tưới tiết kiệm nước, nhà lưới, nhà kính, áp dụng quy trình sản xuất nông nghiệp tốt, 12 doanh nghiệp, hợp tác xã khoa học và công nghệ.

Huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội vào công tác giảm nghèo bền vững, nâng cao mức sống và chất lượng sống cho hộ nghèo, hộ cận nghèo; giảm dần khoảng cách chênh lệch về thu nhập, mức sống giữa các khu vực, các địa phương và các nhóm dân cư; từng bước xã hội hóa công tác giảm nghèo và giảm nghèo bền vững trên phạm vi toàn tỉnh. Hỗ trợ có hiệu quả và tạo điều kiện để người nghèo, hộ nghèo ổn định cuộc sống, phát triển sản xuất, có việc làm bền vững, tăng thu nhập, tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản. Giảm tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh xuống còn 18,66%; giảm tỷ lệ hộ nghèo dân tộc thiểu số trên 3%; giảm tỷ lệ hộ nghèo của các huyện nghèo từ 4-5%.

Bên cạnh đó tỉnh chú trọng triển khai thực hiện các nội dung thành phần trong xây dựng nông thôn mới. Tập trung nâng cao chất lượng giáo dục, y tế và chăm sóc sức khỏe người dân nông thôn. Nâng cao chất lượng đời sống văn hóa của người dân nông thôn; bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống theo hướng bền vững gắn với phát triển du lịch nông thôn. Nâng cao chất lượng môi trường; xây dựng cảnh quan nông thôn sáng - xanh - sạch - đẹp, an toàn; giữ gìn và khôi phục cảnh quan truyền thống của nông thôn Việt Nam. Đẩy mạnh và nâng cao chất lượng các dịch vụ hành chính công; nâng cao chất lượng hoạt động của chính quyền cơ sở; thúc đẩy quá trình Chuyển đổi số trong NTM, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ số, xây dựng NTM thông minh; bảo đảm và tăng cường khả năng tiếp cận pháp luật cho người dân; tăng cường giải pháp nhằm đảm bảo bình đẳng giới và phòng chống bạo lực trên cơ sở giới. Phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội trong xây dựng NTM. Giữ vững quốc phòng, an ninh và trật tự xã hội nông thôn. Tăng cường công tác giám sát, đánh giá thực hiện Chương trình; nâng cao năng lực xây dựng NTM; truyền thông về xây dựng NTM; thực hiện phong trào thi đua cả nước chung sức xây dựng NTM.

Trong thời gian tới, tỉnh tiếp tục triển khai xây dựng NTM Sơn La có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ và từng bước hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển công nghiệp, dịch vụ, đô thị theo quy hoạch; xã hội nông thôn ổn định, giàu bản sắc văn hoá dân tộc; dân trí được nâng cao, môi trường sinh thái được bảo vệ; hệ thống chính trị ở nông thôn dưới sự lãnh đạo của Đảng được tăng cường; sức mạnh của hệ thống chính trị được nâng cao, đảm bảo giữ vững an ninh chính trị và trật tự xã hội nhằm thúc đẩy nhanh tiến trình xây dựng Sơn La cơ bản trở thành tỉnh phát triển ở khu vực miền núi phía Bắc. 

Lê Hồng

 

Video tuyên truyền
THÔNG TIN TRA CỨU

image advertisement

Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1