Huyện Mường La
Huyện Mường La có 16 đơn vị hành chính gồm 15 xã, 1 thị trấn, với tổng số 288 bản, tiểu khu. Huyện Mường La có nhiều suối nhỏ  tạo nên mạng lưới suối dày đặc.                                                                              

Thủy điện Sơn La, nằm trên địa bàn huyện Mường La.

                 

Huyện Mường La nằm ở phía đông bắc của tỉnh Sơn La. Độ cao trung bình so với mặt nước biển là 650m. Tọa độ địa lý điểm trung tâm từ 21°31’38” độ vĩ bắc, 104°02'48 độ kinh đông. Phía bắc giáp huyện Than Uyên, tỉnh Lai Châu và các huyện Trạm Tấu, Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái; phía nam giáp huyện Mai Sơn; phía đông giáp huyện Bắc Yên; phía tây giáp huyện Thuận Châu và huyện Quỳnh Nhai, phía tây nam liền kề với thành phố Sơn La. Từ thành phố Sơn La đến trung tâm huyện dài 41km theo tỉnh lộ 106.

Dân cư và các đơn vị hành chính theo số liệu đến ngày 31-12-2014, dân số của huyện Mường La có 91.585 người, với nhiều dân tộc cùng sinh sống, trong đó đông nhất là dân tộc Thái, Mông, Kinh, La Ha, Kháng. Từ năm 2003 huyện có 5 xã: Mường Trai, Hua Trai, Chiềng Lao, Nặm Giôn và thị trấn Ít Ong với tổng số 3.527 hộ dân, 16.059 nhân khẩu di chuyển tái định cư Thủy điện Sơn La; trong đó di chuyển ngoài huyện 802 hộ dân, còn lại di chuyển bố trí, sắp xếp dân cư chủ yếu trong nội huyện.

Qua quá trình chia tách, điều chỉnh các xã, đến năm 2015 huyện Mường La có 16 đơn vị hành chính gồm 15 xã, 1 thị trấn, với tổng số 288 bản, tiểu khu. Trung tâm hành chính của huyện đặt tại thị trấn Ít Ong. Các xã gồm: Chiềng Hoa, Tạ Bú, Mường Chùm, Chiềng San, Nặm Păm, Pi Toong, Mường Bú, Hua Trai, Chiềng Lao, Nậm Giôn, Mường Trai, Chiềng Muôn, Chiềng Ân, Chiềng Công, Ngọc Chiến.

Nhiệt độ trung bình hằng năm là 22°C. Khí hậu chia hai mùa rõ rệt, thường nóng nhiều vào tháng 5 đến tháng 9; lạnh nhiều từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau, nắng nhiều từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau mưa nhiều vào tháng 4 đến tháng 9. Lượng mưa trung bình năm 1.500 mm. Hằng năm thời tiết diễn biến phức tạp, từ tháng 1 đến tháng 3 rét đậm, rét hại kéo dài; từ tháng 7 đến tháng 10 gió lốc, mưa lớn gây lũ quét, lũ ống ở nhiều nơi.

Mường La có dòng sông Đà chảy theo hướng tây bắc - đông nam, dài trên 50 km, với phụ lưu trên địa bà huyện các con suối lớn: Nậm Giôn, Nặm Păm, Nặm Chiến, Nặm Pia, Nặm Pàn, với tổng chiều dài khoảng 200 km. Ngoài ra còn có nhiều suối nhỏ khác tạo nên mạng lưới suối dày đặc. Lưu lượng nước, tốc độ dòng chảy các con suối phụ thuộc theo mùa. Vào mùa mưa, lượng mua tập trung kết hợp với độ dốc cao dễ xảy ra lũ ống, lũ quét. Vào mùa khô ít mưa, lượng nước nhỏ, dòng chảy yếu, nhiều suổi bị cạn kiệt. Nguồn nước tự nhiên cho sản xuất và đời sống chủ yếu là nước sông Đà, nước từ các con suối, nước mó, nước mưa, các hồ đập đã được xây dựng.

Theo Địa Chí Sơn La xuất bản năm 2020.

 

Video tuyên truyền
THÔNG TIN TRA CỨU

image advertisement

Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1