Tỉnh Sơn La phát triển vùng nguyên liệu sắn ổn định phục vụ sản xuất của các nhà máy chế biến trên địa bàn
Năm 2019, diện tích sắn của tỉnh Sơn La đạt 37.017 ha, tăng 18,6% so với năm 2015, năng suất bình quân đạt 11,9 tấn/ha, tăng 3,1% so với năm 2015, trong đó tập trung chủ yếu ở các huyện: Sông Mã, Thuận Châu, Bắc Yên, Mai Sơn, Quỳnh Nhai, Sốp Cộp, Phù Yên.

Vùng sắn được quy hoạch phục vụ nhu cầu sản xuất của Nhà máy tinh bột sắn Sơn La.

Trên địa bàn tỉnh, hiện có 02 nhà máy chế biến sắn đã đi vào hoạt động: Nhà máy chế biến sắn BHL Sơn La của Công ty cổ phần chế biến nông sản BHL Sơn La, công suất 300 tấn/ngày đêm tương đương 150.000 tấn sắn tươi/năm; Nhà máy Tinh bột sắn Sơn La trực thuộc Chi nhánh Công ty cổ phần Tinh bột sắn Phú Yên, công suất chế biến đạt 300 tấn/ngày tương đương với 150.000 tấn sắn tươi/năm và 01 cơ sở sản xuất tinh bột sắn tại huyện Thuận Châu do HTX Hương Hóa là chủ đầu tư, công suất 1,5 tấn/ngày đêm tương đương 4.500 tấn/năm. Tỉnh đã xây dựng các vùng sắn nguyên liệu tập trung đáp ứng nhu cầu sản xuất của các nhà máy. Vùng nguyên liệu phục vụ cho Nhà máy tinh bột sắn Sơn La bao gồm các huyện: Mai Sơn, Thuận Châu, Quỳnh Nhai, Phù Yên, Bắc Yên với diện tích: 20.781 ha, tổng sản lượng sắn: 253.298 tấn; sản lượng cung cấp cho Nhà máy chiếm khoảng 50 - 60% tổng sản lượng của vùng nguyên liệu. Vùng nguyên liệu phục vụ cho Nhà máy tinh bột sắn Sơn La bao gồm các huyện: Mai Sơn, Bắc Yên, Mường La, Thuận Châu, Sông Mã, Quỳnh Nhai, Sốp Cộp, Yên Châu với diện tích: 29.491 ha, tổng sản lượng sắn: 360.869 tấn; sản lượng cung cấp cho Nhà máy chiếm khoảng 40 - 50% tổng sản lượng của vùng nguyên liệu.

Sản phẩm tinh bột sắn do 2 Nhà máy chế biến tinh bột sắn trên địa bàn tỉnh sản xuất chủ yếu phục vụ cho nhu cầu xuất khẩu, chiếm tới 90-95% (chủ yếu là Trung Quốc), năm 2019 xuất khẩu được 60.000 tấn, giá trị khoảng 27 triệu đô la Mỹ, tiêu thụ ở thị trường trong nước chiếm một thị phần rất nhỏ. Sản phẩm tinh bột sắn của tỉnh đang xây dựng được thương hiệu tại thị trường Châu Âu, Hàn Quốc, Trung Quốc và một số nước Đông Nam Á.

Để phát triển bền vững vùng trồng sắn nguyên liệu trên địa bàn tỉnh, thời gian tới tỉnh Sơn La thu hẹp một phần diện tích không hiệu quả, tăng cường áp dụng khoa học kỹ thuật, tăng năng suất và đảm bảo đáp ứng nguyên liệu cho các nhà máy chế biến, cơ sở chế biến trên địa bàn tỉnh. Huy động nguồn lực để phát triển vùng nguyên liệu sắn gắn với công nghiệp chế biến một cách bền vững. Xây dựng vùng trồng sắn nguyên liệu gắn với công nghiệp chế biến, tiêu thụ theo hướng hiện đại, bền vững, sản xuất hàng hóa lớn trên cơ sở phát huy tiềm năng về đất đai, điều kiện tự nhiên; Áp dụng khoa học công nghệ để tăng năng suất, chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh cao, đáp ứng được nhu cầu về nguyên liệu sắn trong nước và xuất khẩu; nâng cao hiệu quả sử dụng đất và thu nhập cho người trồng sắn.

Lê Hồng

 

 

Họ tên no image
no image
Tiêu đề no image
Nội dung no image
Mã kiểm tra no image
Video tuyên truyền
THÔNG TIN TRA CỨU

image advertisement

Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1