Giới thiệu lễ hội truyền thống và ẩm thực tỉnh Sơn La

1. Lễ hội truyền thống của các dân tộc

Tỉnh Sơn La không có nhiều lễ hội truyền thống, hiện nay đã bị mai một khá nhiều. Do địa hình, giao thông khó khăn nên việc tổ chức các lễ hội của các dân tộc mang tính nhỏ lẻ, phần lớn các lễ hội, nghi lễ được tổ chức với quy mô chủ yếu là trong gia đình, dòng họ, lễ hội của các thầy mo, nghi lễ cầu may, nông nghiệp…Các lễ hội được tổ chức không mang hình thức phô trương, phiền nhiễu và kinh doanh vụ lợi; Tỉnh Sơn La không có các lễ hội tôn giáo, không có lễ hội du nhập từ nước ngoài vào tỉnh, mà chỉ có lễ hội dân gian của dân tộc, địa phương có quy mô nhỏ được tổ chức định kỳ thường xuyên. Đây là một nét văn hóa mang đậm bản sắc của các dân tộc thiểu số của tỉnh Sơn La.

Các lễ hội hiện nay vẫn được duy trì tốt như: Lễ hội Xên Lẩu Nó (người Thái đen); Lễ hội Kin Pang Then (người Thái trắng Quỳnh Nhai); Lễ hội Hết Chá (người Thái trắng Mộc Châu); Lễ hội Mợi (Người Mường) ; Lễ hội Xék Pang Ả (người Kháng); Lễ hội Mương A Ma (Người Xinh Mun); Lễ hội Pang A (Người La Ha); lễ hội Xên Mường Và (Người Lào); Lễ hội đua thuyền và lễ hội gội đầu (người Thái, huyện Quỳnh Nhai); lễ hội Mùa Hoa ban (Người Thái, tp Sơn La); Lễ hội Hoa ban (Người Thái, huyện Vân Hồ); Lễ hội Mừng cơm mới (Người Thái, xã Ngọc Chiến, Mường La). Ngoài ra, còn có một số lễ hội có quy mô nhỏ trong gia đình, dòng họ vẫn đang được bảo tồn: Xên hươn (dân tộc Thái, La Ha); Lễ cúng dòng họ (dân tộc Mông); lễ cúng cầu may, giải hạn của các dân tộc; Nghi lễ cấp sắc (dân tộc Dao); Lễ mừng cơm mới của người Lào.

2. Ẩm thực của các dân tộc

Ẩm thực của các dân tộc được bảo tồn tương đối tốt về cả cách thức chế biến, sử dụng các loại thực phẩm, gia vị lẫn phong cách đón tiếp khách. Các dân tộc hiện nay vẫn yêu thích các món ăn của dân tộc mình và tự nguyện gìn giữ, bảo tồn, đặc biệt là ẩm thực của dân tộc Thái.

Người Thái có rất nhiều món ăn đặc sắc được chế biến từ lương thực, thực vật; động vật, thủy sản… ngoài ra họ còn dùng nhiều loại côn trùng để chế biến món ăn: dế mèn, châu chấu, bọ sít, niềng niễng… Họ có nhiều phương thức để chế biến các món ăn: Nướng, đồ, làm khô, làm mắm…họ cũng dùng rất nhiều loại gia vị để chế biến món ăn, vừa ngon miệng, vừa đảm bảo sức khỏe. Các món ăn tiêu biểu của người Thái như: Xôi đồ, các loại thịt gác bếp (bò, lợn, trâu, các loại thú rừng…); các loại đồ nướng: cá, thịt gia xúc, gia cầm; các loại thực phẩm lên men: mẳm cá; mẳm tôm, mẳm côn trùng, đậu tương ủ…; các loại côn trùng được chế biến các món ăn như: bọ sít rang, châu chấu, dế mèn…Ẩm thực của người Thái được bảo tồn tương đối tốt về cả cách thức chế biến, các loại thực phẩm, gia vị lẫn phong cách đón tiếp khách. Người Thái vẫn yêu thích các món ăn của dân tộc mình và tự nguyện gìn giữ, bảo tồn. Hiện nay, một số món ăn của người thái đã trở thành các sản phẩm để giới thiệu tại các nhà hàng, khách sạn, phục vụ khách du lịch đến Sơn La và được quảng bá ở một số tỉnh, thành phố trong cả nước. Tuy nhiên, một số gia đình không còn giữ gìn cách chế biến truyền thống trong các bữa ăn hàng ngày, kể cả trong tiếp đón khách, thậm chí các món ăn trong đám cưới cũng đã tiếp nhận ảnh hưởng "đậm đặc" phong cách ẩm thực của người Kinh.

Người Mông không nhiều món ăn, chủ yếu là bánh dày, mèn mén, bánh ngô và thắng cố, các loại thực phẩm chủ yếu chế biến bằng phương thức luộc hoặc nấu canh. Hiện nay, bánh dầy vẫn chủ yếu được chế biến để dùng vào ngày lễ tết, thắng cổ cũng vậy, mèn mén ít được ăn mà họ chủ yếu ăn cơm tẻ được đồ hai lần.

Người Mường có nhiều món ăn truyền thống gần giống người Thái: Xôi đồ, xôi ngũ sắc, cơm lam, thịt gà nấu măng chua, canh loóng (canh nấu bằng thân cây chuối với nước xương, có cho hạt dổi và lá lốt). Người Mường còn làm bánh uôi (bánh bằng bột gạo nếp) để làm lễ vật trong các lễ nghi, ăn vào những ngày lễ tết.

Người Khơ Mú có nhiều món ăn truyền thống gần giống người Thái, nhưng đặc biệt có món canh Đoong Uông được nấu từ thịt gác bếp với các loại rau rừng.

Người Dao không nhiều món ăn nhưng có một số món ăn truyền thống đặc trưng: thịt lợn muối chua, rượu hoẵng, xôi ngũ sắc...vẫn được bảo tồn trong đời sống hàng ngày cũng như lễ nghi.

Người Kháng cũng giống như các dân tộc khác thường ăn xôi và chế biến các món ăn với rất nhiều gia vị, chủ yếu là đồ, nướng, làm khô... Hiện nay, người Kháng vẫn bảo lưu tốt những món ăn truyền thống: món lá ráy muối chua, cá chua, cây búng báng nộm...

Người Lào ăn xôi và các món ăn được chế biến bằng cách xôi, nướng, làm khô, lên men, ăn sống... hiện nay, các món ăn còn được bảo tồn khá tốt đặc biệt là các món ăn vào dịp lễ, tết, dâng lên tổ tiên.

Họ tên no image
no image
Tiêu đề no image
Nội dung no image
Mã kiểm tra no image
Video tuyên truyền nông thôn mới
THÔNG TIN TRA CỨU

image advertisement

Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1