Tỉnh Sơn La phấn đấu trung bình mỗi xã, phường có 1 sản phẩm OCOP
Với 204 xã, phường thị trấn, tỉnh Sơn La phấn đấu năm 2023, có thêm trên 90 sản phẩm OCOP, nâng tổng số sản phẩm OCOP toàn tỉnh lên 200 sản phẩm.

Được triển khai từ năm 2019, sau hơn 4 năm triển khai, Chương trình OCOP đã lan toả mạnh mẽ, rộng khắp trên địa bàn tỉnh Sơn La, huy động sự vào cuộc của các cấp, ngành đến địa phương, trở thành một giải pháp được ưu tiên trong phát triển kinh tế nông thôn, gắn với xây dựng nông thôn mới ở tất các các địa phương. Đến nay sau 4 lần đánh giá và đánh giá lại tỉnh Sơn La có 110 sản phẩm OCOP, trong đó có 1 sản phẩm OCOP 5 sao, 51 sản phẩm 4 sao, sản phẩm đạt hạng 3 sao là 58 sản phẩm. Các sản phẩm này mang tính đặc trưng địa phương, có chất lượng cao, mẫu mã bao bì đẹp mắt và được người tiêu dùng đánh giá cao.

anh tin bai

Tỉnh Sơn La phấn đấu trung bình mỗi xã, phường có 1 sản phẩm OCOP.

Hiện nay, Bộ tiêu chí và quy trình đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP theo Quyết định 148/QĐ-TTg ngày 24/2/2023 của Thủ tướng Chính phủ, thay thế Quyết định số 1048/QĐ-TTg ngày 21/8/2019, việc đánh giá các sản phẩm OCOP đã có nhiều sự thay đổi, nếu như trước kia việc đánh giá các sản phẩm 3 sao, 4 sao đều do Hội đồng cấp tỉnh thực hiện, thì nay các sản phẩm 3 sao sẽ do cấp huyện đánh giá công bố, 4 sao sẽ do cấp tỉnh và sản phẩm OCOP đạt 5 sao (OCOP cấp quốc gia) sẽ do Trung ương đánh giá.

Việc thay đổi quy trình đánh giá, sẽ giúp các huyện, thành phố chủ động hơn trong việc lựa chọn các sản phẩm đặc trưng, giúp các chủ thể thuận lợi hơn trong việc đánh giá cũng như được hỗ trợ phát triển sản phẩm tại địa phương. Đây cũng là cơ sở để tỉnh Sơn La phấn đấu bình quân mỗi xã phường có 1 sản phẩm OCOP trong năm 2023, góp phần tác động tích cực, đậm nét đến phát triển kinh tế nông thôn, thúc đẩy chuyển đổi từ sản xuất nông nghiệp nhỏ lẻ sang sản xuất theo hướng liên kết chuỗi giá trị, theo tiêu chuẩn, quy chuẩn, có truy xuất nguồn gốc và theo nhu cầu thị trường; khơi dậy tiềm năng đất đai, sản vật, lợi thế so sánh, đặc biệt là các giá trị văn hóa vùng, miền để hình thành các sản phẩm OCOP tích hợp "đa giá trị", gắn kết giữa phát triển nông nghiệp với dịch vụ, du lịch, phát triển các ngành nghề nông thôn, đặc biệt là bảo tồn và phát triển nhiều làng nghề truyền thống.

Lê Hồng

Video tuyên truyền nông thôn mới
THÔNG TIN TRA CỨU

image advertisement

Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1