Kế hoạch xuất khẩu sản phẩm​ hàng hóa tỉnh Sơn La năm 2023
Ngày 28/12/2022, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 302/KH-UBND Xuất khẩu sản phẩm hàng hóa tỉnh Sơn La năm 2023.

Nhằm xây dựng, phát triển vùng sản xuất có quy mô lớn, áp dụng quy trình trồng, chăm sóc và thu hái tốt để nâng cao chất lượng sản phẩm nông sản. Đẩy mạnh công tác quản lý chất lượng sản phẩm, nhất là các sản phẩm đã được xây dựng thương hiệu, cấp chứng nhận VietGAP, mã số vùng trồng, văn bằng bảo hộ… nhằm tạo dựng, duy trì thương hiệu nông sản Sơn La tại thị trường trong nước và quốc tế. Đẩy mạnh áp dụng công nghệ sản xuất hiện đại, phù hợp vào hoạt động sản xuất, kinh doanh nhằm đáp ứng tiêu chuẩn, quy định nhập khẩu hàng hóa của các quốc gia. UBND tỉnh Sơn La ban hành Kế hoạch xuất khẩu sản phẩm hàng hóa tỉnh Sơn La năm 2023 với chỉ tiêu như sau:

Giá trị hàng hóa tham gia xuất khẩu của tỉnh năm 2023 đạt 184 triệu USD, tăng 5,24% so với năm 2022: Trong đó, sản phẩm nông sản, thực phẩm tham gia xuất khẩu đạt 171,8 triệu USD, tăng 5,29% so với năm 2022 góp phần phát triển kinh tế - xã hội, giải quyết việc làm cho lao động trên địa bàn tỉnh, nhất là vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa và vùng biên giới. Sản phẩm nông sản, thực phẩm: Đối với trái cây, số lượng sản phẩm trái cây tham gia xuất khẩu năm 2023 dự kiến đạt trên 18.700 tấn (tăng 0,98% so với năm 2022). Giá trị tham gia xuất khẩu phấn đấu đạt 25,26 triệu USD (tăng 26,15% so với năm 2022). Một số sản phẩm trái cây chủ yếu: Sản phẩm Xoài; Nhãn; Chanh leo ... Nông sản chế biến và nông sản khác, dự kiến số lượng sản phẩm nông sản chế biến và nông sản khác tham gia xuất khẩu năm 2023 đạt trên 158.000 tấn (tăng 12,24% so với năm 2022); giá trị nông sản chế biến và nông sản khác tham gia xuất khẩu phấn đấu đạt trên 146,55 triệu USD (tăng 2,37% so với năm 2022). Một số mặt hàng chủ yếu: Sản phẩm Chè; Cà; Sắn ...và các sản phẩm nông sản chế biến khác: Dứa, ngô ngọt, rau chân vịt… tham gia xuất khẩu năm 2023 dự kiến đạt 2.000 tấn; giá trị tham gia xuất khẩu đạt 375 nghìn USD (tăng 2,2% so với năm 2022). Đơn vị chế biến: Công ty CP thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao. Thị trường xuất khẩu: Trung Quốc, Úc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Nga, Mông Cổ.... Tổng giá trị các sản phẩm khác của tỉnh tham gia xuất khẩu năm 2023 dự kiến đạt 12,2 triệu USD (tăng 4,57% so với năm 2022). Các mặt hàng chủ yếu: Sản phẩm xi măng tham gia xuất khẩu ước đạt 134.500 tấn; Giá trị tham gia xuất khẩu khoảng 10,8 triệu USD. Thị trường xuất khẩu: Lào, Trung Quốc; Điện thương phẩm: giá trị điện thương phẩm tham gia xuất khẩu ước đạt 150 nghìn USD. Thị trường xuất khẩu: Lào (qua trạm Lóng Sập). Sản phẩm Dệt may: Giá trị tham gia xuất khẩu khoảng 450 nghìn USD. Thị trường xuất khẩu: Ấn Độ.

UBND tỉnh giao các sở ngành có liêm quan và đuọc phận công tại Kế hoạch này tiếp tục rà soát các sản phẩm nông nghiệp có lợi thế phát triển của huyện; hình thành các vùng sản xuất tập trung có quy mô đủ lớn, đẩy mạnh xây dựng chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm; từng bước nâng cao chuỗi giá trị cho các loại cây ăn quả chủ lực, phù hợp với nhu cầu thị trường. hình thành các vùng sản xuất nông nghiệp ứng dựng công nghệ cao tập trung tại các địa bàn có điều kiện phát triển thuận lợi. Chủ động nghiên cứu, áp dụng khoa học kỹ thuật, quy trình sản xuất đảm bảo tiêu chuẩn tiêu thụ, xuất khẩu; đề xuất cơ quan có thẩm quyền hỗ trợ chuyển giao công nghệ sản xuất ứng dụng công nghệ cao, công nghệ tiên tiến, công nghệ hữu cơ trong sản xuất, chế biến; lựa chọn nhân giống, sản xuất giống mới có năng suất, chất lượng tốt, chống chịu với sâu bệnh phù hợp với điều kiện tự nhiên của tỉnh đối với cây trồng, vật nuôi…/.

Chi tiết xem văn bản tại đây:Tải về

Ánh Nguyệt (TH)

 

Họ tên no image
no image
Tiêu đề no image
Nội dung no image
Mã kiểm tra no image
1 2 3 4 5  ... 
Video tuyên truyền nông thôn mới
THÔNG TIN TRA CỨU

image advertisement

Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1