Quy hoạch xây dựng vùng liên huyện vùng cao, biên giới tỉnh Sơn La thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến 2050
23/08/2021
Ngày 10/8/2021 tại kỳ họp thứ hai, HĐND tỉnh ban hành Nghị quyết số 21/NQ-HĐND thông qua nhiệm vụ Quy hoạch xây dựng vùng liên huyện vùng cao, biên giới tỉnh Sơn La thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến 2050.
Phạm vi nghiên cứu lập quy hoạch: Thuộc địa giới hành chính các huyện Sốp Cộp, Sông Mã và các xã (Phiêng Pằn) huyện Mai Sơn; (Chiềng On, Phiêng Khoài, Lóng Phiêng, Chiềng Tương) huyện Yên Châu; (Chiềng Khừa, Lóng Sập, Chiềng Sơn) huyện Mộc Châu, (Tân Xuân) huyện Vân Hồ; Ranh giới: Phía Tây Bắc giáp tỉnh Điện Biên; phía Bắc giáp các huyện dọc quốc lộ 6 (Thuận Châu, Mai Sơn, Yên Châu, Mộc Châu, Vân Hồ); phía Nam (khoảng 250 km) giáp nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào và tỉnh Thanh Hóa. Giai đoạn: 10 năm, từ năm 2021 đến năm 2030 đảm bảo tính bền vững, khả thi, phù hợp với nguồn lực thực hiện của tỉnh giai đoạn 2021 - 2030 và khả năng huy động nguồn lực trong tầm nhìn đến năm 2050; xây dựng các phương án, định hướng phát triển phù hợp với xu thế phát triển và vận động của tinh và cả nước, thích ứng với biến đổi khí hậu.
Tầm nhìn đến năm 2050 là vùng lãnh thổ biên giới phía Tây Bắc của tổ quốc; có chức năng quan trọng là nơi tuyến đầu trong chiến lược an ninh quốc phòng, bảo vệ vững chắc lãnh thổ, chủ quyền của đất nước; Là cửa ngõ (Cửa khẩu) giao lưu mở rộng mối quan hệ, hợp tác quốc tế phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, khoa học kỹ thuật, an ninh, quốc phòng., .vv; Là vùng cần tiếp tục quan tâm đầu tư củng cố tiềm lực quốc phòng, an ninh; xây dựng nền quốc phòng toàn dân và thế trận an ninh nhân dân vững chắc. Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội với bảo đảm quốc phòng, an ninh, vùng cao, biên giới; do vậy, cần được quan tâm sắp xếp, ổn định các điểm dân cư; xây dựng hệ thống hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật, các công trình thiết yếu đảm bảo quốc phòng, an ninh bảo vệ vững chắc biên giới (phên dậu của Tổ quốc), kết hợp với xây dựng đô thị, phát triển kinh tế - xã hội vùng cao, biên giới trên địa bàn tỉnh; Là vùng bảo vệ môi trường sinh thái, bảo vệ rừng, trồng rừng và phát triển rừng, khai thác nguồn lợi từ rừng; khai thác khoáng sản, vật liệu xây dựng; phát triển sản xuất, kinh doanh nông, lâm, thủy sản, đóng góp vào phát triển kinh tế - xã hội của vùng, của tỉnh./.
Chi tiết xem văn bản tại đây:
Ánh Nguyệt (TH)