Kết quả phát triển chuỗi cung ứng thực phẩm nông sản, thuỷ sản an toàn 9 tháng năm 2024
(sonla.gov.vn) 9 tháng đầu năm 2024, công tác phát triển chuỗi cung ứng nông sản, thủy sản an toàn được quan tâm triển khai. Công tác phát triển vùng sản xuất nông sản, thủy sản an toàn tập trung theo tín hiệu dự báo thị trường thường xuyên được cập nhập, nắm chắc thông tin thị trường cung cầu hàng hóa nông sản, làm cơ sở cho hợp tác xã, doanh nghiệp linh hoạt điều chỉnh nghiên cứu, sản xuất, kinh doanh và chủ động trong việc tìm đầu ra cho nông sản của tỉnh, tạo tiền đề thiết lập liên kết chặt chẽ giữa người sản xuất và người chế biến, tiêu thụ - xuất khẩu nông sản.

Trong 9 tháng năm 2024, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã cấp 8 giấy xác nhận sản phẩm chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn nâng tổng số lên 288 chuỗi, trong đó: 39 chuỗi rau an toàn; 178 chuỗi quả an toàn; 05 chuỗi cà phê; 10 chuỗi chè; 02 chuỗi gạo; 05 chuỗi thịt lợn; 03 chuỗi thịt gà; 07 chuỗi mật ong; 21 chuỗi thủy sản; 02 chuỗi 3 thịt hun khói; 13 chuỗi chế biến nông sản, thuỷ sản; 02 chuỗi kinh doanh nông sản; 01 chuỗi Đông trùng hạ thảo. UBND huyện, thành phố đã và đang tiếp tục hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã áp dụng quy trình sản xuất nông nghiệp tốt VietGAP, hỗ trợ mua bao bì, tem nhãn, giới thiệu quảng bá xúc tiến thương mại, hỗ trợ đầu tư chế biến nông sản trong năm 2024. Phấn đấu đến hết năm 2024 toàn tỉnh đạt 308 chuỗi cung ứng nông sản, thủy sản an toàn theo chỉ tiêu Kế hoạch số 214/KH UBND ngày 06/9/2023 của UBND tỉnh.

anh tin bai
9 tháng năm 2024, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã cấp 8 giấy xác nhận sản phẩm chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn.

9 tháng năm 2024, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã cấp được 10 mã số vùng trồng nâng tổng số mã đang duy trì lên 216 mã, trong đó: 205 mã số vùng trồng xuất khẩu tổng diện tích là 2997,55 ha; 11 mã số vùng trồng lĩnh vực trồng trọt tổng diện tích là 150,45 ha. Trong 205 mã số vùng trồng xuất khẩu có120 mã số xuất khẩu sang Trung Quốc; 31 mã số xuất khẩu sang Hoa Kỳ; 39 mã số xuất khẩu sang Úc; 09 mã số xuất khẩu sang Newziland; 03 mã số xuất khẩu sang EU; 03 mã số xuất khẩu sang các thị trường khác. Tổng số các loại cây trồng được cấp mã số xuất khẩu gồm: Xoài 69 mã số, nhãn 108 mã số, chuối 16 mã số, mận 05 mã số, mắc ca 01 mã số, thanh long 02 mã số, chanh leo 04 mã số. Cơ sở đóng gói nông sản đang duy trì 11 mã số gồm: Thành phố Sơn La 04 mã số, Mai Sơn 03 mã số, Sông Mã 01 mã số, Yên Châu 01 mã số, Mộc Châu 02 mã số. Các sản phẩm đóng gói gồm nhãn, xoài, mắc ca, chanh leo.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang tiếp tục phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ xây dựng thương hiệu, chỉ dẫn địa lý bảo hộ các sản phẩm nông sản được tỉnh quan tâm triển khai thực hiện, tính đến nay có 29 sản phẩm nông sản trên địa bàn tỉnh được cấp văn bằng bảo hộ. Trong đó có 03 sản phẩm được bảo hộ dưới hình thức chỉ dẫn địa lý: Cà phê Sơn La, chè Shan tuyết Mộc Châu, quả Xoài tròn của huyện Yên Châu. Hiện nay trên địa bàn toàn tỉnh có 101 cơ sở áp dụng quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt VietGAP, GlobalGAP còn hiệu lực. Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) đã thu hút được sự tham gia của nhiều doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất kinh doanh. Lũy kế đến nay toàn tỉnh có 154 sản phẩm, trong đó 01 sản phẩm OCOP đạt 5 sao; 57 sản phẩm 4 sao; 96 sản phẩm 3 sao. Bên cạnh đó, các chương trình quảng bá thương hiệu được tập trung triển khai, góp phần từng bước khẳng định giá trị nông sản hàng hoá, đa dạng hóa các sản phẩm nông sản an toàn của tỉnh ngày càng được mở rộng, giúp cho nông sản hàng hoá của tỉnh Sơn La khẳng định vị thế trên thị trường trong nước và thế giới.

Việc phát triển chuỗi cung ứng nông sản, thủy sản an toàn đã kịp thời hỗ trợ, phát huy được nguồn lực của các doanh nghiệp, hợp tác xã, nông dân thực hiện chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững, hình thành các vùng sản xuất tập trung, bảo đảm chất lượng, an toàn thực phẩm đáp ứng yêu cầu thị trường trong tỉnh, trong nước và xuất khẩu, góp phần từng bước đa dạng hóa các sản phẩm nông sản giúp người tiêu dùng tiếp cận được nguồn thực phẩm có kiểm soát, nhận diện và truy xuất được nguồn gốc xuất xứ, hình thành thói quen sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị bền vững, nông nghiệp tuần hoàn.

Lê Hồng

Video tuyên truyền
THÔNG TIN TRA CỨU

image advertisement

Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1