Hình minh họa.
Trong những năm gần đây, tình hình tội phạm mua bán người ở nước ta diễn biến rất phức tạp, mua bán người được Liên Hợp Quốc xác định thuộc nhóm tội phạm nguy hiểm nhất được đưa vào “Chương trình phòng, chống tội phạm toàn cầu”. Hiện nay công nghệ và mạng xã hội phát triển mạnh, khó kiểm soát, từ đó tội phạm có thêm nhiều thủ đoạn tinh vi và lôi kéo được nhiều người ở nhiều độ tuổi khác nhau.
Theo đó, tại Quyết định số 771/QĐ-UBND ngày 03/4/2025 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La đã đề ra một số giải pháp nhiệm vụ cụ thể triển khai thi hành Luật Phòng, chống mua bán người năm 2024 tập trung vào các nội dung như: Rà soát, hệ thống hóa các văn bản quy phạm pháp luật về phòng, chống mua bán người Các sở, ngành, cơ quan, đơn vị và đề nghị Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân tỉnh tổ chức rà soát các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến Luật Phòng, chống mua bán người năm 2011 thuộc thẩm quyền quản lý nhà nước được phân công để đề nghị cơ quan có thẩm quyền kịp thời sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ hoặc ban hành mới, bảo đảm sự thống.
Phối hợp tham mưu xây dựng Nghị định của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Phòng, chống mua bán người năm 2024 Các sở, ngành, cơ quan, đơn vị thực hiện tham gia nghiên cứu, đóng góp ý kiến vào dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Phòng, chống mua bán người năm 2024 theo chức năng, nhiệm vụ.
Tuyên truyền, phổ biến Luật Phòng, chống mua bán người năm 2024 và các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật. Tổ chức tập huấn Luật Phòng, chống mua bán người năm 2024 và các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật nhằm nâng cao trách nhiệm, thống nhất nhận thức cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức làm công tác quản lý, công chức, viên chức trực tiếp làm công tác phòng, chống mua bán người. Biên soạn tài liệu về pháp luật phòng, chống mua bán người cho lực lượng trực tiếp làm công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm mua bán người. Đăng tải, cập nhật toàn văn nội dung văn bản Luật Phòng, chống mua bán người năm 2024, các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật và tài liệu về pháp luật phòng, chống mua bán người trên Cổng/Trang thông tin điện tử và các hình thức phù hợp khác để cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và Nhân dân dễ dàng tiếp cận, khai thác, sử dụng.
Tổ chức tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về phòng, chống mua bán người bằng các hình thức cụ thể, phong phú, đa dạng; tích cực ứng dụng chuyển đổi số trong tuyên truyền, phổ biến pháp luật về phòng, chống mua bán người; phối hợp với các cơ quan báo chí tổ chức thực hiện các chuyên mục, chương trình, tin, bài phổ biến và các hình thức khác theo quy định của pháp luật về phổ biến, giáo dục pháp luật phù hợp với từng đối tượng cụ thể, giáo dục cho mọi công dân ý thức được thủ đoạn của tội phạm, hậu quả gây ra cho nạn nhân và xã hội và nâng cao cảnh giác trong quần chúng Nhân dân, đặc biệt là công dân vùng sâu, vùng xa, trình độ hiểu biết còn thấp để đề phòng và kịp thời phát hiện tố giác hoạt động của bọn tội phạm với các cơ quan bảo vệ pháp luật; tích cực hợp tác quốc tế trong phòng, chống mua bán người, trong đó, triển khai thực hiện có hiệu quả các công ước, văn kiện quốc tế liên quan đến phòng, chống mua bán người mà Việt Nam gia nhập; phối hợp, trao đổi thông tin với các tổ chức quốc tế liên quan, lực lượng chức năng các nước láng giềng, để hỗ trợ nhau trong công cuộc đẩy lùi tội phạm mua bán người.
Nguyễn Hạnh