Tỉnh Sơn La nâng cao công tác quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm, chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản
(sonla.gov.vn) Công tác quản lý chất lượng, bảo đảm an toàn thực phẩm, chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản luôn được tỉnh Sơn La quan tâm chỉ đạo triển khai bằng nhiều hoạt động cụ thể, thiết thực. Các ngành chức năng, các địa phương đã chủ động phối hợp chặt chẽ trong hỗ trợ kết nối chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn, tăng cường giám sát chất lượng; thanh tra, kiểm tra chuyên ngành, liên ngành về chất lượng an toàn thực phẩm… góp phần nâng cao chất lượng công tác bảo đảm an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh.
anh tin bai
Công tác quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm, chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản được triển khai thực hiện hiệu quả.

Nhằm nâng cao công tác quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm, các hoạt động phổ biến giáo dục pháp luật, thông tin, truyền thông về chất lượng, an toàn thực phẩm, chế biến nông, lâm, thủy sản được đẩy mạnh với nhiều hình thức đa dạng, phong phú.

Tỉnh tiếp tục duy trì và phát triển 280 cung ứng thực phẩm nông sản, thủy sản an toàn tỉnh Sơn La, trong đó: 38 chuỗi rau an toàn, diện tích 318 ha, sản lượng 12.646 tấn/năm; 175 chuỗi quả an toàn (xoài, nhãn, mận, chanh leo, bơ, cam, bưởi, dâu tây, thanh long...) diện tích 4.226 ha, sản lượng 48.484 tấn/năm; 05 chuỗi cà phê diện tích 2160 ha, sản lượng 4.518 tấn/năm; 10 chuỗi chè diện tích 544 ha, sản lượng 7.535 tấn/năm; 02 chuỗi gạo diện tích 130 ha, sản lượng 1.930 tấn/năm; 04 chuỗi thịt lợn quy mô 35.000 con, sản lượng 4.350 tấn/năm; 03 chuỗi thịt gà an toàn quy mô 62.500 con, sản lượng 80 tấn/năm; 07 chuỗi mật ong an toàn với số lượng 6.854 đàn ong, sản lượng 438 tấn/năm; 21 chuỗi thủy sản nuôi 2.939 lồng bè trên lòng hồ thủy điện Sơn La, sản lượng 1.743 tấn/năm; 02 chuỗi thịt hun khói với sản lượng 3 tấn/năm; 11 chuỗi chế biến nông sản, thuỷ sản an toàn sản lượng 468 tấn/năm; 02 chuỗi kinh doanh nông sản, sản lượng 165 tấn/năm. Hiện nay UBND các huyện, thành phố đã xây dựng kế hoạch và lựa chọn danh sách doanh nghiệp, hợp tác xã hỗ trợ áp dụng quy trình sản xuất nông nghiệp tốt VietGAP, bao bì, tem nhãn, giới thiệu quảng bá xúc tiến thương mại, hỗ trợ đầu tư chế biến nông sản cho năm 2024.

Trong quý I năm 2024, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã cấp được 06 mã số vùng trồng nâng tổng số lên 300 mã số trong đó: 07 mã số vùng trồng lĩnh vực 3 trồng trọt diện tích 96,2 ha; 293 mã số vùng trồng xuất khẩu, đang duy trì 211 mã số với diện tích 3.085,05 ha, thu hồi 82 mã số do không đáp ứng điều kiện mã số vùng trồng diện tích 56 ha. Trong 211 mã số vùng trồng xuất khẩu đang duy trì có: 126 mã số xuất khẩu sang Trung Quốc, 31 mã số xuất khẩu sang Hoa Kỳ, 39 mã số xuất khẩu sang Úc, 9 mã số xuất sang Newziland, 03 mã số EU, 03 mã số sang các thị trường khác. Trên các loại cây trồng: Xoài 76 mã số, nhãn 107 mã số, chuối 16 mã số, mận 5 mã số, mắc ca 1 mã số, thanh long 2 mã số, chanh leo 4 mã số. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tiếp tục phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ xây dựng thương hiệu, chỉ dẫn địa lý bảo hộ các sản phẩm nông sản được tỉnh quan tâm triển khai thực hiện, tính đến nay đã có 27 sản phẩm được cấp bảo hộ nhãn hiệu mang địa danh của tỉnh.

Công tác hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp hữu cơ đã được UBND tỉnh chỉ đạo triển khai đến nay đã có Hợp tác xã Rau an toàn Tự Nhiên, xã Đông Sang, huyện Mộc Châu được cấp chứng nhận sản xuất rau theo tiêu chuẩn hữu cơ TCVN 11041:2-2017 với diện tích 5 ha, sản lượng 145 tấn/năm. Hợp tác xã Nông nghiệp Quang Huy, xã Quang Huy, huyện Phù Yên được chứng nhận sản xuất lúa theo tiêu chuẩn hữu cơ 11041-1:2017; 11041-5:2018 với diện tích 130 ha, sản lượng 1.720 tấn/năm. Công ty Cổ phần Chè Chiềng Đi xã Vân Hồ, huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La được đánh giá và xác nhận phù hợp theo yêu cầu của tiêu chuẩn TCVN 11041- 1:2017 với diện tích 23,24 ha, sản lượng 135 tấn/năm.

Trong thời gian tới, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp tục phối hợp với tiếp tục chỉ đạo điều hành gắn kết chặt chẽ công tác quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp và an toàn thực phẩm nông, lâm, thủy sản với các nhiệm vụ cơ cấu lại ngành nông nghiệp, nâng cao năng suất, chất lượng hàng nông sản và hiệu quả sản xuất, kinh doanh. Tiếp tục tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo đảm chất lượng, an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản. Tiếp tục chỉ đạo công tác hỗ trợ duy trì 280 chuỗi cung ứng nông sản, thủy sản an toàn hiện có. Đẩy mạnh công tác quảng bá, tổ chức kết nối tiêu thụ nông sản an toàn cho các doanh nghiệp, hợp tác xã sản xuất rau, quả, thịt, thủy sản an toàn trên địa bàn tỉnh. Triển khai Kế hoạch thực hiện chương trình giám sát an toàn thực phẩm nông, lâm thủy sản.

Lê Hồng

 

Video tuyên truyền
THÔNG TIN TRA CỨU

image advertisement

Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1