Chú trọng chăm sóc nâng cao chất lượng cây cà phê
(sonla.gov.vn) Sau niên vụ cà phê được mùa, thời điểm này các địa phương trên địa bàn tỉnh Sơn La đang tập trung tập huấn, tư vấn, hướng dẫn nông dân kỹ thuật trồng, chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh hại, giúp cây cà phê phát triển tốt, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho vụ mới. Nhằm tạo ra sản phẩm cà phê chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu.
anh tin bai

Với việc chăm sóc kỹ lưỡng, đúng kỹ thuật cây cà phê phát triển xanh tốt và đang vào dịp trổ hoa.

Với gần 20.000 ha, Sơn La là địa phương có diện tích cà phê Arabica lớn nhất cả nước. Hiện cây cà phê được trồng chủ yếu tại Thành phố và các huyện Mai Sơn,Yên Châu, Thuận Châu, Sốp Cộp. Ngay từ đầu năm, Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp các huyện, thành phố đã triển khai tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc, bón phân, cắt tỉa và phòng trừ sâu bệnh hại cho cà phê sau thu hoạch và và đăng ký thực hiện tái canh cà phê bằng các giống mới năng suất, chất lượng cao. Đồng thời, hướng dẫn nhân dân đăng ký thực hiện tái canh cà phê bằng các giống mới năng suất, chất lượng cao.

Thông qua các hoạt động tuyên truyền, vận động, chuyển giao kỹ thuật sản xuất... đã làm thay đổi tư duy, nhận thức của bà con nông dân trong canh tác cà phê. Bà con đã chú trọng ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, áp dụng quy trình canh tác an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP, UTZ; sử dụng hệ thống tưới tiết kiệm, sử dụng phân bón hữu cơ, đưa các giống cà phê mới vào sản xuất, canh tác nhằm cải thiện năng suất, chất lượng cà phê trên đia bàn.

Đến nay, toàn tỉnh có trên 16.700 ha cà phê được các tổ chức cấp chứng nhận bền vững và tương đương như: Cà phê hữu cơ; RA, cà phê 4C và chứng nhận tương đương, sản xuất cà phê đặc sản,… theo yêu cầu của thị trường trong nước và thế giới. Tỉnh Sơn La đã công nhận 2 vùng sản xuất cà phê ứng dụng công nghệ cao gồm: Vùng sản xuất tại xã Chiềng Chung, xã Chiềng Dong, huyện Mai Sơn, tại bản Củ 1, Củ 2, Phiêng Quải xã Chiềng Ban; bản Tường Chung, bản Khoa xã Chiềng Chung; bản Lò Um, Nà Khoang, Dè, Liềng, Khoáng Biên xã Chiềng Dong, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La; quy mô: 876 hộ gia đình, cá nhân liên kết sản xuất 671,4 ha cà phê với Công ty cổ phần Phúc Sinh Sơn La.

Vùng sản xuất cà phê ứng dụng công nghệ cao tại xã Chiềng Chung, xã Chiềng Ban, huyện Mai Sơn tại bản Huổi Khoang, Kéo Tốc, Củ 3, Củ 4, Tong Chinh xã Chiềng Ban; bản Ngòi, Nghịu Ten, Mảy xã Chiềng Chung, huyện Mai Sơn; quy mô: 684 hộ gia đình, cá nhân liên kết sản xuất 368,1 ha cà phê với Công ty TNHH Tuấn Út Sơn La. Sản phẩm của 2 vùng đạt tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP, các tiêu chuẩn tương tự Cà phê hữu cơ. 

Để sản xuất cà phê bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu. Hiện, Trung tâm Khuyến nông tỉnh đang phối hợp với Tổ chức Hợp tác Quốc tế Đức (GIZ) triển khai Dự án “Xây dựng mô hình tái canh cà phê Arabica, đào tạo nông dân và các hỗ trợ khác về sản xuất cà phê Arabica nhằm tăng cường khả năng chống chịu với biến đổi khí hậu” trên địa bàn tỉnh. Trung tâm tiếp tục tổng hợp nhu cầu, tổ chức các lớp tập huấn, chuyển giao khoa học kỹ thuật canh tác cà phê Arabica bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu. Duy trì tổ chức các lớp hướng dẫn kỹ thuật theo từng giai đoạn phát triển của cà phê, từng bước cải thiện, nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm cà phê Sơn La.

Thông qua việc tập huấn, chuyển giao kỹ thuật trồng, chăm sóc cà phê, giúp người dân thực hành nông nghiệp tốt, đem lại kết quả tối ưu hóa chi phí, cung ứng sản phẩm cà phê sạch, an toàn, phục vụ xuất khẩu và phát triển cà phê ngày càng bền vững. Để cây cà phê thực sự trở thành cây trồng chủ lực, mang lại thu nhập cao, làm giàu cho nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh Sơn La.

Lê Hồng

 

Họ tên no image
no image
Tiêu đề no image
Nội dung no image
Mã kiểm tra no image
Video tuyên truyền nông thôn mới
THÔNG TIN TRA CỨU

image advertisement

Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1