Các nhà máy tập trung chế biến nông sản của tỉnh
(sonla.gov.vn) Với mục tiêu nâng cao giá trị nông sản Sơn La, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển, những năm qua tỉnh Sơn La đã đẩy mạnh thu hút đầu tư, nhiều nhà máy, cơ sở sản xuất, chế biến nông sản được xây dựng và đi vào hoạt động. Góp phần giảm áp lực tiêu thụ sản phẩm nông sản tươi và đa dạng phong phú các sản phẩm nông sản chế biến của tỉnh. 
anh tin bai
Trung tâm Chế biến rau quả DOVECO Sơn La thu mua, chế biến sản phẩm đậu tương rau Sơn La.

Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Đồng Giao Chi nhánh Sơn La được hoàn thiện và đi vào hoạt động từ tháng 5 năm 2022, là doanh nghiệp chế biến sâu các sản phẩm rau quả, quy mô lớn, có công nghệ chế biến rau, quả khép kín từ việc liên kết sản xuất, thu mua nguyên liệu; chế biến tinh, chế biến sâu và hệ thống kinh doanh bán hàng trong nước và xuất khẩu. Hiện nay Trung tâm đã liên kết trồng 1.424,5 ha nguyên liệu, trong đó gồm: Dứa 345,8 ha; chanh leo 444,3 ha, ngô ngọt 385,5 ha, đậu tương rau 213 ha, rau chân vịt 35,9 ha. Tính đến ngày 10/10/2024 Doveco Sơn La tiến hành thu mua 26.030 tấn nông sản đưa vào chế biến, trong đó: Ngô ngọt 2.755 tấn; rau chân vịt 1.163 tấn; chuối tiêu hồng 2.537 tấn; xoài 15.785 tấn; chanh leo 2.180 tấn; đậu tương rau 1.547 tấn, nhãn 63 tấn đưa vào sản xuất tại nhà máy Chi nhánh tỉnh Sơn La và nhà máy tại Ninh Bình.

Đối với Công ty cổ phần Phúc Sinh Sơn La, hiện đang liên kết với hơn 1.600 hộ dân trên địa bàn các xã của huyện Mai Sơn và thành phố Sơn La trồng trên 2.000 ha cà phê có chứng nhận RA - chứng nhận tiêu chuẩn nông nghiệp bền vững. Đây là cơ sở, đảm bảo chất lượng cho thương hiệu Blue Sơn La được thị trường cà phê thế giới đón nhận. Niên vụ 2024 - 2025, Công ty dự kiến thu mua 12.500 tấn quả cà phê tươi, sản xuất 3.500 tấn cà phê nhân phục vụ tiêu thụ nội địa và xuất khẩu.

Công ty cổ phần Mía Đường Sơn La có tổng diện tích vùng nguyên liệu là 9.699 ha chủ yếu tại 02 huyện Mai Sơn, Yên Châu. Tổng sản lượng mía 606.000 tấn. Tổng số hộ trồng mía là 10.500 hộ, hằng năm Công ty ký hợp đồng liên kết sản xuất với các hộ dân. Công ty có dây chuyền sản xuất đường RS, công suất thiết kế 5.200 tấn mía/ngày và 1 dây chuyền sản xuất đường RE 500 tấn đường/ngày. Công ty đã và đang tạo việc làm ổn định cho 400 lao động địa phương, thu nhập bình quân 7,8 triệu đồng/người/tháng, hàng năm nộp ngân sách trên 60 tỷ đồng.

Bên canh đó trên địa bàn tỉnh còn có các nhà máy chế biến rau, quả gồm: ICFood Vân Hồ, hiện nhà máy đang duy trì hoạt động chế biến các sản phẩm bắp cải, cải ngọt, cải thảo, cải bẹ, cà rốt. Tính đến đầu tháng 10/2024, số lượng nguyên liệu đưa vào chế biến đạt 1.234 tấn rau, củ các loại như bắp cải 361 tấn, cải thảo 280 tấn, cải bẹ 104 tấn, cải ngọt 179 tấn, cà rốt 309 tấn, nguyên liệu thu mua tại  tỉnh Sơn La, Hải Dương và các tỉnh lân cận. Nhà máy Nafoods Tây Bắc cũng đang duy trì hoạt động chế biến chanh leo niên vụ năm 2024, số lượng nguyên liệu thu mua từ đầu năm đạt trên 945 tấn.

Các nhà máy được xây dựng, đi vào hoạt động và tập trung vào chế biến các sản phẩm nông sản của tỉnh đã nâng cao giá trị nông sản Sơn La, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển.

Lê Hồng

Video tuyên truyền
THÔNG TIN TRA CỨU

image advertisement

Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1