Hội đồng tư vấn, tuyển chọn tổ chức chủ trì, cá nhân chủ nhiệm đề tài "Nghiên cứu xây dựng mô hình thử nghiệm Sâm Việt Nam làm cơ sở xác định vùng tồng phù hợp trên địa bàn tỉnh Sơn La"
(Sở KH&CN) Ngày 03/6/2024, Hội đồng tư vấn, tuyển chọn tổ chức chủ trì, cá nhân chủ nhiệm thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh đã tiến hành họp, tuyển chọn tổ chức chủ trì thực hiện đề tài "Nghiên cứu xây dựng mô hình thử nghiệm Sâm Việt Nam làm cơ sở xác định vùng tồng phù hợp trên địa bàn tỉnh Sơn La". Ông Trần Dũng Tiến - Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn làm Chủ tịch Hội đồng.
anh tin bai
Hội đồng tư vấn, tuyển chọn tổ chức chủ trì, cá nhân chủ nhiệm đề tài .

Đề tài do Viện Nghiên cứu Lâm sinh (Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam) đăng kí chủ trì, tiến sĩ Phạm Quang Tuyến đăng kí làm chủ nhiệm với mục tiêu: Xây dựng mô hình trồng thử nghiệm Sâm Việt Nam (Sâm Lai Châu và Sâm Ngọc Linh) làm cơ sở xác định vùng trồng phù hợp nhằm phát triển nguồn nguyên liệu cây thuốc quý trên địa bàn tỉnh; Bổ sung tỉnh Sơn La vào phạm vi các địa phương có tiềm năng thế mạnh về điều kiện tự nhiên phù hợp cho việc trồng, phát tiển Sâm Việt Nam theo Quyết định số 661/QĐ-TTg ngày 01/6/2023 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình phát triển Sâm Việt Nam đến năm 2030, định hướng đến năm 2045.

anh tin bai
Tiến sĩ Phạm Quang Tuyến - Viện Nghiên cứu Lâm sinh trình bày nội dung thuyết minh tại Hội đồng

Trình bày thuyết minh đề tài tại Hội đồng, tiến sĩ Phạm Quang Tuyến cho biết: Qua các nghiên cứu, Sâm Lai Châu và Sâm Ngọc Linh là 2 phân loài của Sâm Việt Nam, đây là loài cây dược liệu quý hiếm có giá trị kinh tế cao. Hiện nay, Sâm Lai Châu và Sâm Ngọc Linh đã được nghiên cứu và trồng thử nghiệm tại các tỉnh Lai Châu, Điện Biên, Yên Bái... đem lại những hiệu quả ban đầu như: Cây sinh trưởng phát triển tốt, tỷ lệ sâu bệnh hại ít. Tỉnh Sơn La có diện tích tự nhiên 1.410.938 ha, diện tích rừng và đất lâm nghiệp là 817.890ha, nhiều vùng khí hậu, điều kiện tự nhiên tương đồng với những nơi có sự phân bố trồng cây Sâm Việt Nam. Để nhân giống, xác định vùng trồng, phát triển cây Sâm trên địa bàn tỉnh, đề tài sẽ tập trung nghiên cứu các nội dung, bao gồm: Đánh giá thực trạng các mô hình trồng, lựa chọn lập địa trồng Sâm Việt Nam; Nghiên cứu quy trình nhân giống bằng hạt, xây dựng vườn giống, tính thích nghi của Sâm Việt Nam trên một số điều kiện sinh thái của tỉnh Sơn La; Nghiên cứu phương thức trồng cây Sâm dưới tán rừng và mái che; Phân tích đánh giá chất lượng của cây Sâm Việt Nam trồng tại Sơn La. Qua đó, xây dựng bản đồ, tiêu chí xây dựng vùng trồng, hướng dẫn kỹ thuật, chuyển giao cho người dân, doanh nghiệp, cán bộ khuyến nông tại các địa phương trong tỉnh.

anh tin bai
Đồng chí Nguyễn Huy Tuấn - Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh phát biểu tại Hội đồng

Sau khi nghiên cứu nội dung thuyết minh, các thành viên Hội đồng đều cho rằng: Sâm Việt Nam là loài cây dược liệu quý, cho giá trị kinh tế cao, cần được bảo tồn và phát triển. Việc nhân giống và triển khai mô hình trồng thử nghiệm Sâm Việt Nam tại một số huyện sẽ giúp đồng bào tiếp cận kỹ thuật nhân giống, tạo nguồn giống tốt đưa vào trồng phục vụ phát triển vùng dược liệu, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho người dân địa phương, gắn kết rừng với phát triển kinh tế dưới tán rừng bền vững. Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, đơn vị đăng kí chủ trì đề tài cần bổ sung, đánh giá tình hình trồng Sâm tại tỉnh Sơn La cũng như điện kiện sinh thái các vùng dự kiến triển khai nghiên cứu; Cập nhật các văn bản liên quan làm cơ sở xác định vùng trồng đảm bảo đúng quy hoạch tỉnh Sơn La thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Quá trình nghiên cứu cần xác định tiêu chuẩn nguồn giống, cây giống đưa vào mô hình trồng thử nghiệm; Phối hợp khảo sát địa điểm, các lập địa, điều kiện sinh thái, độ cao (đai) khác nhau khi xây dựng công thức, thí nghiệm nhằm đánh giá tình hình sinh trưởng, phát triển, hoạt chất có trong cây Sâm trồng tại Sơn La. Kết quả nghiên cứu sẽ là cơ sở đề xuất đưa Sơn La trở thành 1 trong các địa phương có tiềm năng, thế mạnh về điều kiện tự nhiên phù hợp cho việc nuôi trồng, phát triển Sâm Việt Nam theo Quyết định số 611/QĐ-TTg ngày 01/6/2023 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Chương trình phát triển Sâm Việt Nam đến năm 2030, định hướng đến năm 2045.

Căn cứ vào tính cấp thiết, tính hiệu quả của đề tài, Hội đồng nhất trí trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt tuyển chọn Viện Nghiên cứu Lâm sinh (Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam) là đơn vị chủ trì, tiến sĩ Phạm Quang Tuyến làm chủ nhiệm.

                                                                                     Ánh Nguyệt

 

Video tuyên truyền
THÔNG TIN TRA CỨU

image advertisement

Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1