Tài nguyên sinh vật
Sơn La có diện tích đất tự nhiên lớn, đại bộ phận là đồi núi cao, địa hình phức tạp, với hai cao nguyên Mộc Châu và Nà Sản phù hợp với rất nhiều loài thực vật thân gỗ, thân thảo, đặc biệt là các cây công nghiệp, cây ăn quả và các loài cỏ phục vụ chăn thả đại gia súc.

 

Rừng Tà Xùa, huyện Bắc Yên.

Do đặc điểm địa hình, khí hậu và đất đại có sự phân hóa, nên Sơn La có các khu hệ sinh thái khác nhau rõ rệt. Thảm thực vật tự nhiên Sơn La khá phong phú, tuy nhiên đã bị biến đổi trong quá trình khai thác và sử dụng của con người. Hiện nay, thảm thực vật rừng chủ yếu là rừng thứ sinh, rừng mới phục hồi. Rừng tự nhiên chỉ chiếm diện tích nhỏ, phân bố ở khu vực địa hình núi cao, phức tạp, khó khai thác và ở các khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Nha, Sốp Cộp, Copia, Tà Xùa…

Sơn La có 22 loài thực vật bó mạch thuộc hai ngành thực vật Quyết và thực vật có hạt phân bố trong sông suối, ao hồ,đồng ruộng. Hệ thực vật ở Sơn La có 19 họ có từ 10 loài trở lên tại các khu bảo tồn trên địa bàn tỉnh. Cây làm thuốc Sơn La có khoảng 300 loài thuộc 139 họ, 6 ngành thực vật bậc cao. Cây làm rau ăn có 208 loài, trong đó có khoảng 82 loài rau.

Động vật trong tỉnh phong phú về chủng loại và đa dạng về thành phần loài. Toàn tỉnh có 35 bộ, 142 họ và 774 loài động vật. Có trên 200 loài chim, thuộc gần 50 họ, 15 bộ, phân bố ở nhiều vùng sinh thái khác nhau. 65 loài và nhóm loài động vật nổi; 50 loài cá thuộc 8 bộ cá phổ biến ở miền bắc nước ta, đặc trưng cho ba hệ thủy vực: sông suối, ao hồ, đồng ruộng; có 20 loài động vật đáy và các nhóm côn trùng.

Nguồn: Theo Địa chí Sơn La xuất bản năm 2020

 

Họ tên no image
no image
Tiêu đề no image
Nội dung no image
Mã kiểm tra no image
Video tuyên truyền nông thôn mới
THÔNG TIN TRA CỨU

image advertisement

Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1