Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống thiên tai; thủy lợi; đê điều
Ngày 06/01/2022, Chính phủ ban hành Nghị định số 03/2022/NĐ-CP về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống thiên tai; thủy lợi; đê điều.

Nghị định này quy định về hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả, thẩm quyền lập biên bản và thẩm quyền xử phạt đối với hành vi vi phạm hành chính về lĩnh vực phòng, chống thiên tai; thủy lợi; đê điều. Các hành vi vi phạm hành chính trong các lĩnh vực phòng, chống thiên tai; thủy lợi; đê điều mà không được quy định tại Nghị định này thì áp dụng quy định tại các Nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nước có liên quan để xử phạt. Đối tượng áp dụng cá nhân, tổ chức Việt Nam; cá nhân, tổ chức nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống thiên tai; thủy lợi; đê điều trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Theo đó, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính áp dụng với cá nhân đối với lĩnh vực phòng, chống thiên tai và thủy lợi là 01 năm; đối với lĩnh vực đê điều là 02 năm. Mức phạt tiền tối đa là 50.000.000 đồng đối với lĩnh vực phòng, chống thiên tai; 100.000.000 đồng đối với lĩnh vực đê điều; và 250.000.000 đồng đối với lĩnh vực thủy lợi. Mức phạt tiền tối đa đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân, với cùng một hành vi vi phạm hành chính.

Cụ thể, mức phạt tiền thấp nhất từ 1.000.000 đồng – 3.000.000 đồng áp dụng đối với hành vi đổ đất, chất thải, để nguyên liệu, vật liệu, vật tư, phương tiện vào công trình kè, công trình chống sạt lở, công trình chống sụt lún đất, công trình chống lũ quét, công trình cảnh báo thiên tai với khối lượng dưới 03m3; cao nhất là 40.000.000 đồng-50.000.000 đồng nếu khối lượng từ 500 m3 trở lên.

Bên cạnh đó, phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng với hành vi: sử dụng sai mục đích, làm thất thoát tiền, hàng cứu trợ, cứu trợ không đúng đối tượng mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự; chiếm đoạt hàng cứu trợ mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự; hoặc thực hiện nhiệm vụ cứu trợ không kịp thời.

Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp và các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này. Nghị định có hiệu lực từ ngày ký./.

Chi tiết văn bản xem tại đây:

 

Nguyên Anh (TH)

Họ tên no image
no image
Tiêu đề no image
Nội dung no image
Mã kiểm tra no image
1 2 3 4 5  ... 
Video tuyên truyền nông thôn mới
THÔNG TIN TRA CỨU

image advertisement

Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1