Kế hoạch triển khai Đề án đổi mới phương thức kinh doanh tiêu thụ nông sản tỉnh Sơn La giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030
Ngày 22/6/2021, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 153/KH-UBND về triển khai Đề án đổi mới phương thức kinh doanh tiêu thụ nông sản tỉnh Sơn La giai đoạn 2021- 2025, định hướng đến năm 2030.

Mục đích của Kế hoạch là triển khai thực hiện kịp thời, có hiệu quả Đề án đổi mới phương thức kinh doanh tiêu thụ nông sản giai đoạn 2021 - 2025 định hướng đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 194/QĐ-TTg ngày 09/02/2021, gắn với thực hiện các Đề án, Nghị quyết, Kết luận, Kế hoạch của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV và Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh giai đoạn 2021 - 2025.

Mục tiêu của Kế hoạch phát triển đa dạng các phương thức kinh doanh tiêu thụ nông sản, trong đó ưu tiên phát triển tiêu thụ nông sản theo chuỗi liên kết bền vững có ứng dụng thương mại điện tử và truy xuất nguồn gốc, phù hợp với điều kiện tự nhiên, trình độ, đặc điểm sản xuất nông nghiệp của tỉnh nhằm nâng cao giá trị nông sản, đáp ứng yêu cầu của thị trường trong nước và xuất khẩu. Mục tiêu cụ thể đến năm 2025 lượng tiêu thụ nông sản thông qua các hợp đồng liên kết sản xuất, tiêu thụ đạt từ 20% lượng tiêu thụ nông sản trên thị trường. Tối thiểu 50% các doanh nghiệp, HTX sản xuất, kinh doanh nông sản trên địa bàn biết đến và sử dụng kênh tiêu thụ hàng hóa qua thương mại điện tử; Tối thiểu 20% sản phẩm, hàng hóa sử dụng mã số, mã vạch, có hệ thống truy xuất nguồn gốc nông sản; Tối thiểu 60% doanh nghiệp, HTX sản xuất, kinh doanh nông nghiệp trên địa bàn được tập huấn, đào tạo kiến thức về quản lý, áp dụng truy xuất nguồn gốc; 100% sản phẩm nông nghiệp trong danh mục sản phẩm chủ lực của tỉnh và các sản phẩm thuộc chương trình OCOP có sử dụng mã số, mã vạch, dán tem truy xuất nguồn gốc sản phẩm và được kết nối với cổng thông tin truy xuất nguồn gốc sản phẩm quốc gia. Hình thành từ 01 - 02 cơ sở dự trữ, bảo quản, sơ chế, bao gói, phân loại tập trung quy mô cấp tỉnh.

Định hướng đến năm 2030, tiếp tục phát triển các mục tiêu đổi mới phương thức kinh doanh tiêu thụ nông sản. Phấn đấu đến năm 2030 lượng nông sản tiêu thụ qua các hợp đồng kênh liên kết tiêu thụ nông sản đạt khoảng 50% lượng tiêu thụ nông sản trên thị trường; 100% doanh nghiệp, HTX sản xuất, kinh doanh nông nghiệp trên địa bàn được tập huấn, đào tạo kiến thức về quản lý, áp dụng truy xuất nguồn gốc; trong đó từ 50% sản phẩm hàng hóa nông sản của tỉnh khi bán ra thị trường có sử dụng các giải pháp truy xuất nguồn gốc, mã số, mã vạch; 100% các doanh nghiệp, HTX sản xuất, kinh doanh nông sản trên địa bàn biết đến và có sử dụng thương mại điện tử làm phương tiện để tìm kiếm thị trường, quảng bá, tiêu thụ sản phẩm; 100% doanh nghiệp, HTX sản xuất, kinh doanh nông nghiệp trên địa bàn được tập huấn, đào tạo kiến thức về quản lý, áp dụng truy xuất nguồn gốc; Hình thành từ 05 cơ sở dự trữ, bảo quản, sơ chế bao gói, phân loại nông sản tập trung quy mô cấp tỉnh.

Chi tiết xem văn bản tại đây:

Ánh Nguyệt (T.H)

Họ tên no image
no image
Tiêu đề no image
Nội dung no image
Mã kiểm tra no image
1 2 3 4 5  ... 
Video tuyên truyền nông thôn mới
THÔNG TIN TRA CỨU

image advertisement

Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1